Việc ra mắt KSCAN-X giúp SCANTECH định nghĩa lại phép đo 3D quy mô lớn. Đây là một máy quét 3D không dây thông minh được thiết kế để quét liền mạch các bộ phận có kích thước trung bình, lớn và siêu lớn với độ chính xác cao. Được trang bị phép đo ảnh thích ứng, KSCAN-X thiết lập một chuẩn mực mới về hiệu quả và độ chính xác trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, công nghiệp nặng và vận tải đường sắt.
Hơn một thập kỷ kể từ cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, những hạn chế của các công cụ truyền thống trong việc thiết kế và kiểm tra các bộ phận đang đặt ra thách thức cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô Chính vì vậy, khái niệm song sinh kỹ thuật số ra đời. Vậy, công nghệ scan 3D đóng vai trò như thế nào trong lĩnh vực này?
Việc nghiên cứu và ứng dụng kịp thời các thiết bị công nghệ hiện đại vào công tác điều tra, khám phá tội phạm cũng như sản xuất thiết bị, vũ khí quân sự và đào tạo nguồn lực cho an ninh quốc phòng ở thời điểm hiện tại có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh của đất nước.
Các nhà khoa học khẳng định loại da tổng hợp này có khả năng co giãn, tự phục hồi sau khi bị biến dạng 5.000 lần và dự kiến được sử dụng để tạo ra các bộ phận cơ thể giả trong tương lai.
Chúng còn có tên gọi khác là "da điện tử", được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah ở Ả Rập Xê-út nghiên cứu sản xuất. Loại da này giúp chế tạo các bộ phận giả với khả năng theo dõi tình trạng sức khỏe của người dùng, như sự thay đổi về huyết áp. Thông tin sẽ được chia sẻ và lưu trữ trên đám mây thông qua Wi-Fi.
Loại da này sẽ được dùng tạo ra các bộ phận giả phục vụ con người
Đây không phải lần đầu các nhà khoa học cố gắng tái tạo da "điện tử", nhưng những nỗ lực ngày trước của họ đều không như kỳ vọng. Nguyên mẫu da đang được phát triển có thể cảm nhận các vật cách đó 20cm, phản ứng với mọi thứ trong vòng chưa đầy 1/10 giây và tự phục hồi hơn 5.000 lần.
Theo tiến sĩ Yichen Cai, loại da điện tử lý tưởng phải bắt chước các tính năng tự nhiên của da người, bao gồm cảm nhận nhiệt độ và xúc giác theo thời gian thực. Cai giải thích: "Tuy nhiên, việc chế tạo các thiết bị điện tử đủ linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ tinh vi, đồng thời chịu được những va chạm trong sinh hoạt hằng ngày là một thách thức. Do đó mỗi vật liệu liên quan phải được thiết kế cẩn thận".
Phát triển da nhân tạo có cảm giác như da thật
Những nỗ lực mô phỏng da người trước đây kết hợp lớp cảm biến làm từ vật liệu nano hoạt tính với một lớp co giãn bám vào da người dùng. Nhưng sự liên kết giữa hai lớp này thường quá yếu hoặc quá mạnh, làm giảm độ bền, độ nhạy và độ linh hoạt, khiến chúng dễ bị đứt gãy.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hydrogel được gia cố bằng các hạt nano silica để tạo ra bề mặt co giãn của da và kết hợp chúng với cảm biến 2D titan cacbua MXene sử dụng dây nano dẫn điện cao.
Tiến sĩ Jie Shen cho biết: ''Hydrogel có hơn 70% là nước, khiến chúng rất tương thích với các mô da của con người".
Bằng cách kéo căng hydrogel theo mọi hướng, sau đó thêm một lớp dây nano và kiểm soát sự giải phóng năng lượng của nó, các nhà khoa học đã tạo ra các đường dẫn đến lớp cảm biến vẫn còn nguyên vẹn ngay cả khi vật liệu bị kéo căng gấp 28 lần kích thước ban đầu.
Mục đích đầu tiên của loại da này là ứng dụng vào y tế, nhưng trong tương lai da điện tử có thể ứng dụng vào nhiều loại sản phẩm khác nhau, như băng cảm biến có thể đo tình trạng cấu trúc đồ nội thất, máy bay và các tòa nhà. Các nhà khoa học muốn công nghệ này vươn ra ngoài lĩnh vực sinh học.
Nguồn: thanhnien.vn
(84) 896 555 247