Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Công ty Cổ phần V-PROUD vui mừng thông báo về sự tham gia của chúng tôi tại Triển lãm Quốc tế hàng đầu về Công nghiệp hỗ trợ - VIMEXPO 2024, diễn ra từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội. Đây là sự kiện quy tụ nhiều doanh nghiệp và công nghệ tiên tiến nhất.
Cho biết số lượng tên miền quốc gia “.VN” vẫn dẫn đầu ASEAN và tỷ lệ chuyển đổi IPv6 Việt Nam đã đạt 45%, xếp thứ 10 toàn cầu, đại diện VNNIC khẳng định tài nguyên Internet Việt Nam đã sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam năm 2020, ấn phẩm thường niên cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng tài nguyên Internet Việt Nam, vừa được Trung tâm Internet Việt Nam công bố ngày 16/12.
Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam năm 2020 vừa được VNNIC phát hành.
Tài nguyên Internet (tên miền “.VN” và địa chỉ IP) được nhận định là một trong những yếu tố cơ bản của hạ tầng số. Phát triển tài nguyên Internet có ý nghĩa lớn trong công cuộc phát triển, hạ tầng số theo định hướng và tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia.
Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2020, tài nguyên Internet Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bền vững, đảm bảo sẵn sàng phát triển dịch vụ số, hạ tầng số và triển khai chính thức các công nghệ mới 5G, IoT, Smart City…
Cụ thể, về tên miền quốc gia “.VN”, trong khi nhiều tên miền mã quốc gia khác đối mặt với tăng trưởng âm do ảnh hưởng của Covid-19, tên miền “.VN” của Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương, cao hơn mức tăng trung bình của ngành công nghiệp tên miền tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tính đến ngày 31/10/2020, tổng số tên miền “.VN” đạt 514.632, tăng 2,3% so với thời điểm cuối năm 2019, đứng đầu khu vực ASEAN và xếp thứ 44 thế giới về số lượng duy trì sử dụng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam đứng đầu ASEAN về số lượng tên miền quốc gia.
Kết quả này không chỉ khẳng định ví trí của tên miền “.VN” trên bản đồ tên miền thế giới mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam, trở thành một nguồn lực quan trọng để Việt Nam sẵn sàng bước vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia khi tên miền “.VN”.
Năm 2020 cũng ghi dấu mốc quan trọng về xu thế dịch chuyển trong đăng ký sử dụng các loại tên miền tại Việt Nam. Số liệu từ báo cáo cho thấy, tên miền quốc gia “.VN” đã vượt lên chiếm ưu thế với 50,6% thị phần so với tên miền quốc tế được đăng ký, sử dụng tại Việt Nam.
Một điểm đặc biệt trong năm 2020 là tỷ lệ cá nhân đăng ký mới tên miền tăng mạnh, chiếm tới gần 63%. Theo thống kê từ báo cáo, nếu như 10 năm trước, chủ thể là tổ chức chiếm đa số (65%) so với chủ thể cá nhân (35%), hiện con số này đã thu hẹp đáng kể, đặc biệt tăng nhanh trong 3 năm gần đây. Tính đến cuối tháng 10/2020, trong tổng số 514.632 tên miền lũy kế, tổ chức chiếm 51,3% và cá nhân chiếm 48,97%. “Kết quả này phù hợp với xu hướng phát triển thương mại điện tử và nhu cầu cá nhân hóa trên không gian mạng”, đại diện VNNIC chia sẻ.
Tại Việt Nam, địa chỉ Internet thế hệ mới – IPv6 được coi là một trong những vật liệu cơ bản của giải pháp cho phát triển hạ tầng số bởi IPv6 là giao thức tối ưu cho các xu thế công nghệ hiện tại (5G, IoT…).
Kết quả triển khai chương trình "IPv6 for Gov" năm 2020
Theo Báo cáo tài nguyên Internet năm 2020, tính đến hết tháng 10/2020, số lượng tài nguyên IPv6 Việt Nam đạt hơn 9.000 tỷ tỷ tỷ địa chỉ, sẵn sàng tài nguyên Internet cho chuyển đổi số quốc gia. Ứng dụng IPv6 Việt Nam tăng trưởng tốt với 45,6%, xếp thứ 2 ASEAN và thứ 10 thế giới về mức độ chuyển đổi IPv6. Số lượng người dùng Việt Nam truy cập Internet IPv6 hiện là 34 triệu người.
Đại diện VNNIC nhận định: “Các con số trên thể hiện sự phát triển mạng Internet Việt Nam rất nhanh, thậm chí nhanh hơn tốc độ phát triển của thế giới”.
Trước nỗ lực của VNNIC về triển khai các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “IPv6 for Gov”, Việt Nam hiện đã có 3 Bộ, Ngành và 32 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, trong đó có 7 tỉnh thành có ứng dụng IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ.
Báo cáo tài nguyên Internet cũng nêu rõ, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang hoạt động với IPv6, 100% người sử dụng truy cập Internet IPv6.
Song song với mục tiêu tổng thể này, trước tình hình địa chỉ IPv4 sẽ cạn kiệt hoàn toàn trong giữa năm 2021, các tổ chức, doanh nghiệp được khuyến khích đăng ký địa chỉ IP độc lập, số hiệu mạng (ASN) để đảm bảo hoạt động Internet liên tục và chất lượng dịch vụ.
Trong tháng 7/2020, VNNIC đã phối hợp với tổ chức ISC triển khai thành công cụm DNS Root đầu tiên tại Việt Nam (F-Root), tại 2 điểm VNIX ở Hà Nội và TP.HCM. Nhờ vậy, thời gian truy vấn tên miền nói chung và truy vấn tên miền “.VN” trong nước giảm trung bình ít nhất 5 lần, qua đó làm tăng tốc độ truy cập các dịch vụ sử dụng tên miền Internet tại Việt Nam.
Triển khai DNS Root tại Việt Nam (VNIX) giúp tăng nhanh tốc độ truy vấn tên miền
Được VNNIC cung cấp từ đầu năm 2020, công cụ VNNIC Internet Speed nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng, thúc đẩy cạnh tranh và cũng để tránh phụ thuộc vào các hệ thống của nước ngoài.Đặc biệt, năm 2020 là năm đầu tiên Báo cáo tài nguyên Internet đưa ra kết quả đo của hệ thống VNNIC Internet Speed về tốc độ truy cập Internet, trải nghiệm của người dùng tại Việt Nam.
Trong năm 2020, VNNIC đã mở rộng thêm các điểm đo VNNIC Internet Speed, công bố số liệu thống kê định kỳ về tốc độ truy cập Internet của người dùng tại Việt Nam. Hiện hệ thống này có 24 điểm đo trên cả nước, gồm 3 điểm đo tại Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) và 21 điểm đo tại 10 mạng ISP lớn ở Việt Nam.
Theo báo cáo, tốc độ Upload và Dowload trung bình mạng Internet Việt Nam lần lượt là 48,25 Mbps và 38,09 Mbps, cao hơn trung bình thế giới.
So sánh với diễn tiến 2 đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam trong cuối tháng 3/2020 và cuối tháng 9/2020, có thể thấy, để đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa, các nhà mạng đều cam kết gấp đôi băng thông, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng. Vì vậy, đây cũng là khoảng thời gian có chất lượng dịch vụ mạng tốt nhất.
(84) 896 555 247