Trong ngành kỹ thuật cơ khí và sản xuất, kỹ thuật về kích thước dung sai hình học (GD&T) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thiết kế chính xác, chức năng và chất lượng cao. Nhưng GD&T thực sự là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với thiết kế chức năng của chi tiết?
GD&T là ngôn ngữ chung của ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chính xác, giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả và sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất. GD&T là một hành trình không ngừng học hỏi và khám phá, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp.
GD&T là ngôn ngữ chung của ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chính xác, giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả và sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất. GD&T là một hành trình không ngừng học hỏi và khám phá, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Cùng tìm hiểu tại sao việc đào tạo GD&T cho sinh viên là cần thiết trong bài viết này.
Độ phẳng (Flatness) là khoảng cách lớn nhất △ tính từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất của mặt thẳng thực, khoảng cách này là dung sai độ phẳng.
Độ phẳng được quy ước là toàn bộ các điểm trên một mặt phẳng phải nằm trong 2 mặt phẳng song song, khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song này người ta quy định bằng một giá trị để kiểm soát, người ta gọi đó là dung sai độ phẳng.
Hình 1: Biểu diễn độ phẳng
Độ phẳng (Flatness) là khoảng cách lớn nhất △ tính từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất của mặt thẳng thực, khoảng cách này là dung sai độ phẳng.
Độ phẳng nằm trong nhóm dung sai hình dạng trong bảng dung sai hình học GD&T và không cần mặt chuẩn để so sánh.
Hình 2:Vị trí của độ phẳng trong bảng dung sai hình học GD&T
Ý nghĩa của 14.5 trong tiêu chuẩn ASME Y14.5 là gì? Có tổng số 14 loại dung sai hình dạng được phân làm 5 nhóm như hình dưới đây:
Hình 3: Bảng các ký hiệu dung sai hình học của GD&T trong ASME Y14.5 2009
Có 2 cách biểu diễn độ phẳng:
Hình bình hành nằm trong ô biểu tượng hình học là dung sai độ phẳng, 0.25 là dung sai được áp dụng cho mặt phẳng này.
Độ phẳng cũng nằm trong nhóm dung sai hình dạng nên không có ký hiệu datum đi đằng sau
Hình 4: Biểu diễn độ phẳng trên bề mặt đối tượng
Mặt phẳng trung tuyến được gọi là mặt phẳng trung tâm được tạo nên bởi các điểm trung bình giữa 2 mặt phẳng.
Thực chất mặt này không có thực, nó được xuất ra từ vô số các điểm nằm giữa 2 mặt phẳng
Hình 5: Biểu diễn độ phẳng ở mặt trung tuyến
Câu trả lời là có. Áp dụng điều kiện vật liệu MMC/LMC cho độ phẳng ở mặt trung tuyến. Theo quy tắc đường bao của ASME quy định thì độ phẳng lúc này dựa trên việc kiểm soát kích thước đường bao ảo VC (hình 6)
Hình 6: Biểu diễn độ phẳng với MMC
Độ phẳng được áp dụng cho bất kỳ bề mặt nào, bất kể hướng của chúng.
Độ phẳng cũng được áp dụng cho toàn bộ bề mặt hoặc một phần được chỉ thị.
Độ phẳng cũng có thể áp dụng cho các bề mặt không liên tục.
Hình 7. Một số minh họa về ứng dụng của độ phẳng
Việc kiểm soát độ phẳng trên mỗi vùng diện tích giúp kiểm soát chặt chẽ hơn dung sai trên mỗi vùng nhỏ.
Hình 8. Biểu diễn độ phẳng trên mỗi đoạn diện tích 25
Độ phẳng kết hợp với các dung sai khác để kiểm soát tốt hơn hình dạng của đối tượng.
Hình 9. Độ phẳng kết hợp với các dung sai biên dạng hoặc độ song song
>>> Tham khảo thêm về Dung sai độ phẳng trong bảng dung sai hình học GD&T tại đây.
Quý khách hàng quan tâm tìm hiểu khóa đào tạo GD&T của V-Proud, vui lòng liên hệ hotline (+84) 896 555 247 để được tư vấn và giải đáp.
#GD&T #kienthucdoluong #banvekythuat #V-Proud #daotaodoluong
(84) 896 555 247