Dịch vụ
Bài viết gần đây
Khóa đào tạo sử dụng phần mềm NeuroMeasure của máy CMM DUKIN
Khóa đào tạo sử dụng phần mềm NeuroMeasure của máy CMM DUKIN 23/04/2024

NeuroMeasure là phần mềm máy đo 3 chiều CMM của hãng DUKIN của Hàn Quốc do hãng tự thiết kế và phát triển. Phần mềm kết hợp công nghệ chuyên dụng, tạo sự thuận tiện cho người dùng, nhiều phương pháp phân tích, lập trình tương tác và báo cáo kết quả đo bằng đồ họa. Với đội ngũ kỹ thuật có nhiều năm sử dụng phần mềm NeuroMeasure, V-Proud cung cấp khóa đào tạo sử dụng phần mềm NeuroMeasure của DUKIN trực tiếp tại nhà máy.

ĐÀO TẠO PC-DMIS MÁY CMM 3D HEXAGON
ĐÀO TẠO PC-DMIS MÁY CMM 3D HEXAGON 23/04/2024

PC-DMIS là Phần mềm Máy Đo Tọa độ hàng đầu thế giới với hơn 70.000 đơn vị sử dụng trên toàn thế giới. Sử dụng khả năng mạnh mẽ của nó để đo lường mọi thứ từ các bộ phận lăng trụ đơn giản đến các bộ phận ô tô và hàng không vũ trụ phức tạp nhất.

KHÓA ĐÀO TẠO GD&T NỀN TẢNG
KHÓA ĐÀO TẠO GD&T NỀN TẢNG 22/04/2024

Khóa đào tạo GD&T nền tảng sẽ cung cấp một lượng kiến thức khá đầy đủ về GD&T, được thiết kế dành cho tất cả mọi đối tượng, những người chưa có kinh nghiệm hay có kiến thức cơ bản về GD&T nhưng đã có kiến thức nền về đọc bản vẽ cơ bản.

ĐỘ THẲNG TRONG GD&T

08/01/2024 958

Độ thẳng (straightness) là khoảng cách lớn nhất △ từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của đường thẳng thực, khoảng cách giới hạn biên này chính là dung sai độ thẳng.

1. Định Nghĩa

Độ thẳng được quy ước là toàn bộ các điểm trên một đường thẳng phải nằm trong 2 đường thẳng song song, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song này người ta quy định bằng một giá trị để kiểm soát, thì người ta gọi đó là dung sai độ thẳng.

Hình 1. Biểu diễn độ thẳng

Độ thẳng (straightness) là khoảng cách lớn nhất từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của đường thẳng thực, khoảng cách giới hạn biên này chính là dung sai độ thẳng.

2. Độ Thẳng Nằm Ở Đâu?

Độ thẳng là dung sai 2D nằm trong nhóm dung sai hình dạng trong bảng dung sai hình học GD&T và không cần mặt chuẩn để so sánh.

Hình 2. Vị trí của độ thẳng trong bảng dung sai hình học GD&T

3. Thể Hiện Độ Thẳng Trên Bản Vẽ

Có 2 cách biểu diễn độ thẳng:

3.1 Biểu diễn trên bề mặt đối tượng

Độ thẳng là dung sai 2D nên hơi khác một chút so với độ phẳng, độ thẳng biểu diễn với hình chiếu của vật thể mà xác định đường thẳng cần áp dụng dung sai độ phẳng ở đâu. Và tương ứng với mỗi dung sai độ thẳng nằm trên theo phương của hình chiếu đó.

Như hình 3, độ thẳng nằm ở hình chiếu cạnh nằm trong vùng dung sai 0.05, và độ thẳng theo hình chiếu đứng trong vùng dung sai 0.1

Hình 3. Biểu diễn độ thẳng theo hình chiếu theo ASME

3.2 Biểu diễn trên đường thẳng trung tuyến

Dung sai độ thẳng trên đường trung tuyến, hay còn gọi là đường tâm của hình trụ như biểu diễn ở hình 4

Chú ý đừng để hiểu sai giữa kiểm soát độ thẳng của đường trung tuyến và trên bề mặt đối tượng

Hình 4. Biểu diễn độ thẳng ở đường trung tuyến

Người ta giải thích về kiểm soát độ thẳng của đường trung tuyến trong ASME như hình 5. Đường thẳng trung tuyến thực tế phải được nằm trong hình trụ có đường kính 0.04 như hình. Và mỗi mặt cắt trên bề mặt của vật cũng phải nằm trong đường giới hạn 16.04, tuân theo quy tắc đường bao của ASME.

Hình 5. ASME giải thích về kiểm soát độ thẳng ở đường trung tuyến

4. Có Áp Dụng Điều Kiện Vật Liệu MMC Cho Độ Thẳng?

Cách biểu diễn xác định độ thẳng tại MMC là như nào? Người ta áp dụng MMC để mở rộng vùng dung sai cho việc gia công một cách dễ dàng hơn.

Trên hình minh họa là kiểm soát độ thẳng của 1 khối, dung sai độ thẳng bằng 0.04 và có áp dụng MMC. Vậy theo quy tắc đường bao thì trên mỗi section, hay còn gọi là mỗi đoạn của vật thể này, yêu cầu phải nằm trong đường bao 16.04, đường bao 16.04 thực tế là một điều kiện ảo để mô tả sự cho phép của vậy được phép nằm trong đường bao này, để đảm bảo cho việc lắp ráp, đó là ý đồ của thiết kế.

Nhưng đường kính cho phép của vật này là từ 15.89 – 16.00. Vậy nếu người ta gia công cơ điều kiện tối đa là 16.00 thì dung sai của độ thẳng cũng ở mức thấp nhất là 0.04. Hình dung nếu người ta gia công càng nhỏ chiếc chốt này thì khả năng lắp ráp càng tốt hơn, tức là độ thẳng cũng được mở rộng như hình 6

Hình 6. Biểu diễn độ thẳng đường trung tuyến khi áp dụng MMC

5. Độ Thẳng Được Áp Dụng Như Thế Nào?

Độ thẳng được áp dụng rộng rãi trong phương pháp kiểm soát GD&T.

Hình 7. Một số minh họa về ứng dụng của độ thẳng trên bề mặt đối tượng

Hình 8. Ứng dụng kiểm soát độ thẳng trên tâm trụ

6. Những Biểu Tượng Lưu Ý Liên Quan Tới Độ Thẳng

Độ thẳng còn được biểu diễn trên mỗi đoạn cùng với xác định độ thẳng tổng thể của đối tượng.

Nhìn hình ta có thể thấy, đường trung tuyến thực tế của vật phải nằm trong vùng dung sai có đường kính 0.4 trên tổng chiều dài 100 và thêm 1 điều kiện nữa là trên mỗi đoạn 25mm chiều dài thì các điểm nằm trong vùng dung sai phải nằm trong khoảng 0.1

Hình 9. Biểu diễn kiểm soát độ thẳng trên từng đoạn của đối tượng

>>> Tham khảo thêm về GD&T tại đây

Quý khách hàng quan tâm tìm hiểu khóa đào tạo GD&T của V-Proud, vui lòng liên hệ hotline  (+84) 896 555 247 để được tư vấn và giải đáp.

#GD&T #kienthucdoluong #banvekythuat #V-Proud #daotaodoluong

 

 


Zalo

(84) 896 555 247