Dịch vụ
Bài viết gần đây
Hỏi đáp GD&T -  Chìa khóa cho ngành kỹ thuật chính xác
Hỏi đáp GD&T - Chìa khóa cho ngành kỹ thuật chính xác 13/01/2025

GD&T là ngôn ngữ chung của ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chính xác, giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả và sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất. GD&T là một hành trình không ngừng học hỏi và khám phá, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Cùng tìm hiểu về những hiểu biết chung về GD&T trong bài viết dưới đây

GD&T dùng cho thiết kế và sản xuất – có những điểm khác biệt gì?
GD&T dùng cho thiết kế và sản xuất – có những điểm khác biệt gì? 09/01/2025

Trong vòng 1 năm phát triển khóa đào tạo GD&T đầu tiên tại Việt Nam, V-Proud đã mang đến khóa học cho đa dạng các bộ phận trong nhiều nhà máy khắp Việt Nam. Điển hình là bộ phận đo lường, thiết kế và sản xuất. Trong bài viết này cùng tìm hiểu về sự khác biệt trong cách hiểu giữa thiết kế và sản xuất. Khi hiểu rõ sự khác biệt này đảm bảo sự phối hợp suôn sẻ và đạt kết quả chính xác.

Sự khác biệt giữa dung sai kích thước truyền thống và dung sai hình học GD&T
Sự khác biệt giữa dung sai kích thước truyền thống và dung sai hình học GD&T 06/11/2024

Có hai phương pháp chính để chỉ định dung sai là dung sai kích thước truyền thống và dung sai hình học (GD&T). Hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 loại dung sai này thông qua bài viết dưới đây

ĐỘ TRÒN TRONG GD&T

11/01/2024 4072

Độ tròn là khoảng cách lớn nhất △ từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của đường tròn thực, khoảng cách giới hạn biên này chính là dung sai độ tròn

1. Định Nghĩa

Độ tròn là dung sai 2D được quy ước độ rằng toàn bộ các điểm trên một mặt cắt của hình trụ, các điểm phải nằm trong 2 đường tròn đồng tâm, khoảng cách bán kính giữa 2 đường tròn này là dung sai độ tròn, giá trị này là dung sai độ tròn.

Hình 1: Biểu diễn độ tròn

Độ tròn là khoảng cách lớn nhất từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của đường tròn thực, khoảng cách giới hạn biên này chính là dung sai độ tròn.

2. Độ Tròn Nằm Ở Đâu?

Độ tròn là dung sai 2D nằm trong nhóm dung sai hình dạng trong bảng dung sai hình học GD&T và không cần mặt chuẩn để so sánh.

Hình 2. Vị trí của độ tròn trong bảng dung sai hình học GD&T

3. Thể Hiện Độ Tròn Trên Bản Vẽ

Vì độ tròn là dung sai 2D được lấy từ một mặt cắt của hình trụ, hình nón, …. Vậy mặt cắt được xác định bằng cách nào? Vậy độ tròn ở mặt cắt nào mới là đúng? Có quy định nào cho quy tắc này không?

Hình 3. Độ tròn được xác định trên mặt cắt của hình trụ

ASME giải thích rằng mỗi mặt cắt trên mặt cắt trên vật thể thì nó buộc phải vuông góc với phương của chính vật thể đó, như hình mô tả góc 90 so với chính nó như hình 4.

Hình 4. ASME xác định mặt cắt của hình tròn

4. So Sánh Giữa Dung Sai Kích Thước Truyền Thống Và Dung Sai Hình Học

Việc áp dụng dung sai hình học cho độ tròn đảm bảo cho bề mặt sản phẩm nằm trong biên dạng dung sai 0.16 mà không cần thiết phải bóp chặt dung sai đường kính như hình 5 và hình 6.

Hình 5. Áp dụng dung sai kích thước như truyền thống

Hình 6. Áp dụng dung sai hình học

5. Áp Dụng Dung Sai Độ Tròn Cho Hình Cầu

Làm thế nào để kiểm tra độ tròn trong hình cầu? Là mặt cắt cần kiểm soát phải nằm trong tâm của hình cầu, và cũng phải nằm trong 2 đường tròn đồng tâm có khoảng cách bán kính là giá trị 0.25 như hình 7.

Hình 7. Biểu diễn độ tròn trên hình cầu

6. Độ Tròn Ở Trạng Thái Tự Do

Biểu diễn độ tròn ở trạng thái free state tức là trạng thái tự do, được ký hiệu bằng chứ F trong ô dung sai, ở trạng thái này part thường dễ biến dạng, người ta phải dựa theo đường kính trung bình Average của hình tròn.

Đường kính trung bình được xác định bằng trung bình đường kính tiếp tuyến trong và đường tiếp tuyến ngoài của đường tròn. Hiệu của 2 đường kính này chính là dung sai độ tròn.

Hình 8. Biểu diễn độ tròn ở trạng thái tự do (Free State)

 

Đối với một số phần mềm máy đo CMM:

Đường tròn tiếp tuyến trong được gọi là MICI

Đường tròn tiếp tuyến ngoài được gọi là MCCI

7. Độ Tròn Được Áp Dụng Như Thế Nào?

Độ tròn được áp dụng trong nhiều các dạng hình học khác nhau.

Hình 9. Một số minh họa về ứng dụng của độ tròn

Vì độ tròn là dung sai 2 chiều nên đôi khi phải đo nhiều phần của cùng một đối tượng để đảm bảo rằng toàn bộ chiều dài của đối tượng nằm trong độ tròn. Thông thường, hai hoặc ba phép đo được thực hiện để đảm bảo bộ phận đáp ứng độ tròn cho từng đoạn của bộ phận.

>>> Tham khảo thêm về độ tròn tại đây:

 

Quý khách hàng quan tâm tìm hiểu khóa đào tạo GD&T của V-Proud, vui lòng liên hệ hotline  (+84) 896 555 247 để được tư vấn và giải đáp.

#GD&T #kienthucdoluong #banvekythuat #V-Proud #daotaodoluong

 


Zalo

(84) 896 555 247