Dịch vụ
Bài viết gần đây
Sự khác biệt giữa dung sai kích thước truyền thống và dung sai hình học GD&T
Sự khác biệt giữa dung sai kích thước truyền thống và dung sai hình học GD&T 06/11/2024

Có hai phương pháp chính để chỉ định dung sai là dung sai kích thước truyền thống và dung sai hình học (GD&T). Hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 loại dung sai này thông qua bài viết dưới đây

Đăng ký demo GD&T miễn phí, nâng cao kỹ năng đọc hiểu dung sai hình học ngay hôm nay!
Đăng ký demo GD&T miễn phí, nâng cao kỹ năng đọc hiểu dung sai hình học ngay hôm nay! 30/09/2024

Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của GD&T và cách áp dụng vào thực tế, V-Proud triển khai chương trình “Demo khóa đào tạo GD&T miễn phí tại nhà máy”. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà khóa học mang lại, hãy liên hệ với V-Proud để có một buổi demo miễn phí, trực tiếp tại nhà máy. Trong buổi demo này, khách hàng sẽ được trải nghiệm những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây:

Những khó khăn dẫn đến khách hàng tìm đến khóa đào tạo GD&T của V-Proud
Những khó khăn dẫn đến khách hàng tìm đến khóa đào tạo GD&T của V-Proud 11/09/2024

Rất nhiều nhà máy đã tìm tới khóa đào tạo GD&T (dung sai kích thước hình học) với nhiều lý do khác nhau: đọc hiểu bản vẽ, không bỏ lỡ các yêu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực để tiếp cận các khách hàng châu Âu, Mỹ, đồng bộ cách hiểu của các bộ phận và rất nhiều các lý do khác, vậy hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây

DUNG SAI ĐỘ ĐỒNG TÂM (ĐỒNG TRỤC) TRONG GD&T (Concentricity)

26/03/2024 12210

Độ đồng tâm (đồng trục) là sai lệch khoảng cách △ lớn nhất giữa đường tâm bề mặt khảo sát với đường tâm chuẩn trên chiều dài quy định của phần bề mặt đối tượng cần kiểm soát dung sai độ đồng tâm

1. Định nghĩa

Độ đồng tâm (hay còn gọi là đồng trục) là sai lệch khoảng cách △ lớn  nhất giữa đường tâm bề mặt khảo sát với đường tâm chuẩn trên chiều dài quy định của phần bề mặt đối tượng cần kiểm soát dung sai độ đồng tâm.

Hay nói một cách dễ hiểu khác thì toàn bộ tâm trung bình được xuất ra từ mỗi đường tròn của trục thực phải nằm trong vùng dung sai trụ 0.25 được xác định bởi 1 trục chuẩn Datum A như hình.

Hình 1. Mô tả độ đồng tâm (concentricity)

2. Vì sao độ đồng tâm lại phức tạp?

Độ đồng tâm là dung sai hình học rắc rối, ít tính ứng dụng vào thực tế lắp ráp. Nên ngày nay người ta ít sử dụng độ đồng tâm vào trong chi tiết.

Như hình 2 bên dưới, trên mỗi mặt của đường tròn thì các điểm đối diện nhau đi qua tâm sẽ xuất ra một điểm làm trung điểm như hình, điểm màu xanh sẽ là trung điểm của 2 điểm màu đỏ, lúc này sẽ tạo ra vô số các điểm màu xanh, các điểm màu xanh này phải nằm trong vùng dung sai độ đồng tâm 0.25. Bạn chỉ có thể đo được độ đồng tâm trên các máy móc như máy 3D CMM.

Hình 2. Biểu diễn kiểm soát độ đồng tâm

3. Biểu diễn dung sai độ đồng tâm

  • Dung sai độ đồng tâm biểu diễn trên bản vẽ 2D:

Hình 3. Biểu diễn dung sai độ đồng tâm trên bản vẽ 2D

  • Dung sai độ đồng tâm biểu diễn trong 3D

Hình 4. Biểu diễn dung sai độ đồng tâm trên 3D

4. Độ đồng tâm nằm ở đâu?

Độ đồng tâm nằm trong nhóm dung sai vị trí trong bảng dung sai hình học GD&T trong tiêu chuẩn ASME và yêu cầu mặt chuẩn để so sánh.

Hình 5. Vị trí của độ đồng tâm trong bảng dung sai hình học GD&T trong tiêu chuẩn ASME Y14.5 2009

5. Tại sao người ta lại loại bỏ độ đồng tâm ra khỏi tiêu chuẩn ASME Y14.5 2018?

ASME phiên bản 2009 mô tả về độ đồng tâm là mỗi một trung điểm của mặt cắt phải nằm trong vùng dung sai phi 0.1, vùng dung sai phi 0.1 này được xác định bằng trục datum A. Một mặt cắt sẽ tạo ra nhiều trung điểm tùy thuộc vào số lượng số điểm lấy được trên mặt phẳng.

Hình 6. Biểu diễn sự thay đổi của tiêu chuẩn ASME

Đối với tiêu chuẩn ASME 2018 người ta đã thay thế độ đồng tâm bằng dung sai vị trí. Đối với hình bên tay trái tiêu chuẩn ASME 2009, người ta vẫn xuất ra các điểm trung bình dựa vào bề mặt cũng đối tượng. Nếu theo nguyên tắc này thì người ta sẽ không kiểm soát đước các điểm ngoài khoảng dung sai. Còn đối với tiêu chuẩn mới ASME 2018, người ta đã thay thế bằng độ dung sai vị trí, lúc này người ta không kiểm soát điểm như độ đồng tâm bằng các điểm trung tâm mà kiểm soát bằng đường thẳng trung tuyến, đường thẳng này là đường thẳng trung bình được xuất ra từ bề mặt đối tượng.

6. Ứng dụng của độ đồng tâm

Đây là một số hình ảnh về ứng dụng của độ đồng tâm lên các đối tượng, độ đồng tâm có thể kiểm soát trên 1 hình nón, 2 hình trụ, 2 hình cầu với nhau.

Hình 7. Một số ứng dụng của độ đồng tâm

 

>>> Tham khảo thêm về dung sai độ đồng tâm tại đây:

 

 

Quý khách hàng quan tâm tìm hiểu khóa đào tạo GD&T của V-Proud, vui lòng liên hệ hotline  (+84) 896 555 247 để được tư vấn và giải đáp.

#GD&T #kienthucdoluong #banvekythuat #V-Proud #daotaodoluong

 


Zalo

(84) 896 555 247