Hiện nay, trong ngành sản xuất công nghiệp, nhu cầu về kiểm tra chất lượng và số hóa sản phẩm ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sai sót và thúc đẩy đổi mới. Việc đo lường chính xác các bộ phận phức tạp, từ chi tiết nhỏ đến cấu trúc lớn, đặt ra những thách thức không nhỏ. Vì lý do đó, KSCAN-Magic, dòng máy quét 3D cầm tay đa năng, ra đời như một giải pháp đột phá, tích hợp công nghệ quét tiên tiến để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong môi trường sản xuất hiện đại.
Trong các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, ô tô, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác, Máy đo Laser Tracker Radian 3D của API Metrology đã khẳng định vị thế không thể thay thế. Với độ chính xác tuyệt đối và giao diện thân thiện, Radian 3D mang đến giải pháp đo lường toàn diện, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và nâng cao hiệu quả công việc.
TrackScan-Sharp, bao gồm máy quét 3D di động i-Scanner và máy quét quang học i-Tracker, là thế hệ hoàn toàn mới của hệ thống đo lường quang học 3D của Scantech để đo các bộ phận quy mô lớn. Hệ thống này đưa phép đo quang học lên một tầm cao mới bằng cách cung cấp khoảng cách theo dõi lên đến 6 mét, phạm vi thể tích là 49 m3 và độ chính xác thể tích lên đến 0,049 mm (10,4 m3 ).
Theo Nikkei Asia, thứ 5 vừa qua, Tập đoàn Korea Land & Housing (Hàn Quốc) đã triển khai dự án khu công nghiệp tại Yangon (Myanmar). Đây là một tín hiệu tích cực đối với Myanmar khi Chính phủ quốc gia này đang mong muốn thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Xu hướng này đang ngày càng tăng mạnh, điển hình như các dự án đầu tư vào khu công nghiệp của Amata (Thái Lan) hay Sembcorp Industries (Singapore).
Hiện nay, Myanmar chỉ có duy nhất một khu công nghiệp chính là đặc khu kinh tế ở Thilawa, ngoại ô Yangon, do Nhật Bản phát triển và khai trương vào năm 2015. Chính phủ Myanmar hy vọng rằng bằng việc xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp tương tự, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, các nhà sản xuất nước ngoài sẽ bắt đầu đầu tư nhiều vào Myanmar.
Ông Kazufumi Tanaka - Giám đốc điều hành JETRO tại Yango nhận định: "Khu vực xung quanh Yangon, ngoại trừ Thilawa SEZ sẽ rất khó để triển khai các dự án với nhà máy quy mô lớn. Hơn nữa, cơ hội thu hút đầu tư đã bị mất rất nhiều vào Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, sự phát triển khu công nghiệp mới sẽ có thể thu hút thêm đầu tư vào Myanmar.
Quốc gia này hiện đang ưu tiên tập trung vào 2 dự án tương tự nhằm giúp nền kinh tế phục hồi giai đoạn hậu Covid-19. Tập đoàn Amata (Thái Lan) cũng đang chuẩn bị triển khai dự án Thành phố thông minh Yangon Amata vào chủ nhật tới đây. Tập đoàn Sembcorp Industries cũng đang lên kế hoạch xây dựng một khu liên hợp công nghiệp ở ngoại ô Yangon.
Nếu việc triển khai và hoạt động theo đúng kế hoạch, ba khu công nghiệp này sẽ hoàn thành trong vòng vài năm tới.
Tập đoàn Amata (Thái Lan) hiện đang tiến hành triển khai dự án Thành phố thông minh Yangon rộng 800 ha, nằm ở phía đông bắc thành phố. Ông Yasuo Tsutsui, Giám đốc điều hành của Amata chia sẻ: "Dự án sẽ đi vào hoạt động sớm nhất trong năm 2021".
Dự án khu liên hợp công nghiệp ở ngoại ô Yangon của tập đoàn Sembcorp ước tính trị giá 230 triệu USD, song ngày khởi động vẫn chưa được tập đoàn công bố. Sembcorp là tập đoàn đã có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng các khu công nghiệp tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Giám đốc điều hành của Sembcorp, ông Kelvin Teo nhấn mạnh rằng Myanmar phải đối mặt với "những thách thức trong việc chuyển từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp sang sản xuất quy mô lớn trong nhà máy". "Tuy nhiên, tôi tin rằng các nhà sản xuất nước ngoài có thể khắc phục điều này và mang đến các quy trình, hệ thống hiện đại để nâng cao tiêu chuẩn địa phương".
Nguồn: cafef.vn
(84) 896 555 247