V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Chuyển đổi số là sự dịch chuyển từ không gian thực lên không gian số. Sự dịch chuyển này là mới, chưa có tiền lệ nên nhận thức rất quan trọng. Đặc biệt, chúng ta phải chia sẻ vì sự dịch chuyển này là một chặng đường dài, chúng ta phải đi cùng nhau và phải kết nối.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: VGP/Minh Sơn
Tại Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin truyền thông có chủ đề “Ngày Chuyển đổi số Việt Nam” tổ chức ngày 14/12, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, cho biết, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Nếu như tháng 3/2020, trên không gian mạng có khoảng 3000 đề cập có chứa từ khóa “chuyển đổi số” thì đến tháng 11/2020 có khoảng 30.000 đề cập, tăng gấp 10 lần.
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 khoảng 25% và tới năm 2021 dự kiến khoảng 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong 3 năm tiếp theo.
Công ty nghiên cứu McKensey (Mỹ) cũng chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.
Còn theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP của Asean có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD.
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, doanh thu ngành CNTT năm 2019 đạt khoảng 100 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP Việt Nam. Trong đó, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT có khoảng 12.000 doanh nghiệp đạt doanh thu 11 tỷ USD. Nhân lực ngành CNTT khoảng 1 triệu lao động với khoảng 250.000 lập trình viên.
Theo Cisco (2019), mức độ sẵn sàng cho số hóa của Việt Nam đang ở mức trung bình ở vị trí 70/141 quốc gia, với điểm mức là 12,06/25 điểm. Theo Temasek, Bain&Company (2019), kinh tế số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.
Tuy nhiên, theo khảo sát của Vinasa (Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam) với trên 500 doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn lần này, để chuyển đổi số thành công thì có 3 yếu tố thách thức nhất hiện nay gồm: quyết tâm của lãnh đạo tổ chức; chi phí, thời gian, nguồn lực và cách thức chuyển đổi số phù hợp với mỗi tổ chức. Ngoài ra, yếu tố bảo mật an toàn thông tin là yếu tố thách thức có lựa chọn cao thứ 4 trong khảo sát.
Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: VGP/Minh Sơn
Đại diện phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hùng Sơn, Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI cho biết, chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả khía cạnh đời sống. Từ đó các tổ chức sẽ nhận được lợi thế cạnh tranh lớn nếu biết tận dụng những thế mạnh của công nghệ trong kỷ nguyên số.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn, để chuyển đổi số thành công các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm đến 4 yếu tố chính bao gồm: nhận thức, nền tảng công nghệ, hạ tầng số dữ liệu, nhân lực. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai số hóa, chuyển đổi số cho nhiều khách hàng là các Bộ, ban ngành cũng như các tập đoàn lớn trong nước, FSI nhận thấy rằng dữ liệu chính là nguồn tài nguyên vô giá của mọi tổ chức, vẫn còn đang chưa được quản lý hiệu quả.
Tại Diễn đàn, Thứ trường Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Tức là, công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng phải phổ cập, nghĩa là giá thành rẻ, dễ sử dụng, tiện ích cho mọi người.
Vì vậy, Thứ trưởng Bộ TT&TT kêu gọi mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hãy nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; cần đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu...
“Doanh nghiệp công nghệ lớn hãy tập trung phát triển hạ tầng và các nền tảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, kết nối kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Có như vậy, mới tạo ra hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đa dạng, bền vững với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau”, Thứ trưởng gợi ý.
Cũng khuôn khổ Diễn đàn, tối nay (14/12),sẽ diễn ra Lễ công bố và trao chứng nhận Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2020 sẽ được tổ chức. Đây là chương trình lựa chọn Top 10 các doanh nghiệp CNTT có năng lực, uy tín, cung cấp các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số trong 15 lĩnh vực đang được quan tâm hiện nay.
Ngày mai (15/12), Chương trình sẽ tiếp tục với 6 hội nghị chuyên đề xoay quanh việc chuyển đổi số trong 6 ngành và lĩnh vực trọng điểm: Nông nghiệp, Y tế, Logistics, Tài chính - Ngân hàng, Sản xuất công nghiệp và nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Nguồn: Chinhphu.vn
(84) 896 555 247