V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Công nghệ sản xuất thông minh là một bước nhảy vọt từ tự động hóa truyền thống đến một hệ thống kết nối và linh hoạt – có thể sử dụng một luồng dữ liệu liên tục từ các hoạt động và hệ thống sản xuất liên quan để học hỏi và thích ứng với các yêu cầu mới.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cách mạng công nghiệp 4.0 hội tụ của thế giới về kỹ thuật số và vật lý – bao gồm công nghệ thông tin (IT) và công nghệ hoạt động (OT), đã làm cho sự chuyển đổi của chuỗi cung ứng ngày càng khả thi. Chuyển từ tuyến tính, chuỗi cung ứng liên tục hoạt động với một kết nối với nhau. Hệ thống cung ứng dịch vụ mở được gọi là mạng cung ứng kỹ thuật số, có thể đặt nền móng cho các công ty cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên, để thực hiện đầy đủ mạng lưới cung cấp kỹ thuật số, các nhà sản xuất có thể cần mở một số khả năng: hội nhập theo chiều ngang thông qua vô số các hệ thống hoạt động làm tăng sức mạnh cho tổ chức; tích hợp theo chiều dọc thông qua các hệ thống sản xuất kết nối và kết thúc toàn diện thông qua toàn bộ chuỗi giá trị.
Tại các nhà máy thông minh, máy móc được kết nối internet và liên kết nhau qua hệ thống. Tính năng quan trọng nhất của nhà máy là sự kết nối. Các máy móc thiết bị, cảm biến, robot và dữ liệu, nhân lực,… đều phải kết nối với nhau mới có thể thực hiện thông minh và hiệu quả.
Doanh nghiệp áp dụng phương thức sản xuất thông minh (dây chuyền lắp ráp ô tô do các robot đảm nhiệm), xưởng thông minh. Nhà máy áp dụng hệ điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền tự động toàn nhà máy đảm bảo thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đặt hàng cho đến sản xuất.
Bằng các công nghệ mới, mọi hoạt động được tối ưu hóa, giảm sự can thiệp bằng tay, quy trình sản xuất được minh bạch từ A đến Z, từ nhà máy đến chuỗi cung ứng đảm bảo độ tin cậy cao. Và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Sự ra đời của hàng loạt công nghệ số hóa như kết nối internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (Al) hay điện toán đám mây (Cloud computing)… của CMCN 4.0 đã hình thành nên một nền sản xuất đặc biệt, đó là sản xuất thông minh (Smart manufacturing).
Theo các chuyên gia, sản xuất thông minh bao hàm việc ứng dụng công nghệ thông tin tới mọi khía cạnh của quy trình sản xuất hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian và bảo vệ môi trường. Trong sản xuất thông minh, mọi thứ được kết nối thông qua các thiết bị cảm biến. Bởi vậy, các sản phẩm, công đoạn sản xuất, máy móc, công cụ… được tổ chức và liên lạc với nhau để nâng cao sản lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất trong một hay thậm chí nhiều nhà máy, nhiều công ty. Hiện sản xuất thông minh đang ngày càng được ứng dụng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Hiện nay, tại châu Á đã xuất hiện các nhà máy thông minh với những công nghệ đột phá làm thay đổi phương thức làm việc truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng và hiệu quả khác biệt, vượt trội. Do đó, nguồn lao động giá rẻ đang mất dần lợi thế trong công nghiệp do tự động hóa, robot hóa; trong điều kiện này đòi hỏi phải có chính sách bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời, các hoạt động tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên từng bước được thay thế bằng những nguồn vật liệu tổng hợp mới.
Những tiến bộ lớn về công nghệ trong sản xuất năng lượng tái tạo đang nhanh chóng làm giảm giá thành, từ đó giảm sự phụ thuộc vào năng lượng truyền thống. Có thể thấy, sản xuất thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng và là tất yếu trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất với việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất, tạo nên một hệ thống sản xuất thông minh hơn. Sản xuất thông minh tự ra quyết định trong các điều kiện sản xuất phức tạp nhằm tăng chất lượng và năng suất, đồng thời tiết kiệm nhân công và năng lượng, bảo vệ môi trường, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó sản xuất thông minh được coi là yếu tố quan trọng. Theo nhận định của các chuyên gia, CMCN 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, khi mô hình nhà máy thông minh là tương lai của ngành sản xuất trong thời kỳ CMCN 4.0 và Việt Nam chắc chắn sẽ không thể đứng ngoài cuộc chơi này.
Theo phân tích của các chuyên gia, Việt Nam có vị trí khá tốt về năng lực cạnh tranh quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể là Việt Nam có lợi thế dân số trẻ, có nhu cầu sử dụng công nghệ cao, Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cách thức kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ phát triển… Đây là các nền tảng sẽ hỗ trợ mức độ sẵn sàng với tương lai của nền sản xuất thông minh. Tuy nhiên, Việt Nam đang được xếp hạng ở giai đoạn sơ khai về tiêu chí động lực của tương lai sản xuất, dù cao hơn Indonesia, Campuchia nhưng lại đi sau Thái Lan, Ấn Độ, Philippines…
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có phân tích đánh giá những tiềm năng lợi thế của nền công nghiệp 4.0 và xu hướng công nghệ mới; phân tích, chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong việc triển khai công nghiệp 4.0 để vận hành nhà máy thông minh, nhà máy số, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất, kinh doanh; trao đổi về vấn đề quản trị rủi ro khi hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đều được tự động hóa… Đặc biệt, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, chú trọng các quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; cụ thể là việc tiếp tục xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông, phát triển hạ tầng kết nối số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Việt Nam cũng cần hoàn thiện mạng kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất…
(84) 896 555 247