Tin tức
Bài viết gần đây
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD 15/03/2024

Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO
NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO 20/01/2022

Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.

Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM)
Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM) 04/01/2022

Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!

Thước đo cao

23/12/2020 3737

Thước đo độ cao như tên gọi dùng để đo độ cao một cách chính xác, có nguyên tắc làm việc giống với thước cặp nhưng được gắn trên một thân thẳng đứng chuyên để đo theo hướng từ trên xuống.

Cấu tạo của thước đo cao

  • Thước đo cao được cấu tạo bởi trục chính với các vạch đo, đế của trục chính, đầu đo có mũi nhọn và bộ phận chia vạch du xích, ngoài ra thước điện tử thì có thêm bộ phận đọc chỉ số và biểu thị điện tử.
  • Số đo được đọc trên thân thước hoặc đồng hồ đo và có một kẹp vít giữ con trỏ để đo. Các con trỏ thường được thiết kế mũi nhọn để dễ dàng thực hiện phép đo hoặc sử dụng để đánh dấu vị trí trên đối tượng đo.
  • Bàn máp là bàn chuẩn về độ nhẵn phẳng thường được sử dụng để đặt thước đo độ cao lên.

Cấu tạo của thước đo cao

Cấu tạo của thước đo cao

Phân loại thước đo độ cao

3.1 Thước đo cao cơ khí

Thước đo cao cơ khí

Thước đo cao cơ khí

3.2 Thước đo cao điện tử

Thước đo cao đồng hồ có thiết kế hàm đo bằng vật liệu cacbua điều này giúp hàm đo có độ cứng và độ bền cao. Ngoài ra được trang bị thêm vít kẹp để gắn đối tượng đo một cách dễ dàng cho kết quả đo chính xác an toàn. Với thiết kế kẹp linh hoạt hỗ trợ cho việc di chuyển thoái mái bằng tay ở mọi vị trí đo trên thước. Kết quả đo được hiển thị rõ ràng trên mặt đồng hồ đo, dễ dàng đọc số đo.

Thước đo cao điện tử

Thước đo cao điện tử

Cách sử dụng và bảo quản thước đo cao

  • Khi di chuyển không cầm nắm
  • Không gây tác động hay làm rơi thước
  • Sử dụng giấy hoặc vải mềm không để lại sợi trước khi sử dụng máy
  • Đặt thước đo cao trên bàn map và trong phòng làm việc đủ lâu để đồng nhất nhiệt độ
  • Giảm tối đa khoảng cách từ thân của thước đo cao tới mũi đo và đầu đo phải thẳng hàng
  • Khi đọc kết quả đo thì nhìn trực tiếp từ phía trước
  • Khi cất giữ thước trong một thời gian dài, dùng khăn tẩm dầu chống gỉ và nhẹ nhàng lau mọi bộ phận trên thước
  • Không dùng nước để rửa hay để thước đo nơi có ánh nắng.
  • Lưu giữ thước nơi có nhiệt độ ẩm thấp, thông thoáng, sạch sẽ và không bụi đất.
  • Không đặt thước dưới sàn nhà, đầu đo cách đế từ 2-20mm và không khóa bộ phận di chuyển.

Ứng dụng

Thước đo cao có độ chính xác thường được sử dụng để đo lường theo chiều dọc của đối tượng hoặc đánh dấu khoảng cách thẳng đứng từ các cở sở của một đối tượng đo. Các vị trí đo theo chiều dọc của đối tượng và con trỏ tren thước được thay đổi bằng cách di chuyển vít đo hoặc bánh xe thay đổi giá trị đo. Số đo được đọc trên thân thước hoặc đồng hồ đo và có một kẹp vít giữ con trỏ để đo. Các con trỏ thường được thiết kế mũi nhọn để dễ dàng thực hiện phép đo hoặc được sử dụng để đánh dấu vị trí trên đối tượng đo. Thước đo cao đồng hồ thường được sử dụng trong sản xuất, gia công và chế tạo cơ khí.


Zalo

(84) 896 555 247