Tin tức
Bài viết gần đây
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD 15/03/2024

Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO
NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO 20/01/2022

Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.

Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM)
Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM) 04/01/2022

Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!

THƯỚC PANME

05/02/2021 4380

Panme là dụng cụ cụ được thiết kế chuyên dụng cho từng loại chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu vì vậy nên nó có tính vạn năng kém. Và phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).

1.Giới thiệu chung

  • Panme là dụng cụ cụ được thiết kế chuyên dụng cho từng loại chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo sâu vì vậy nên nó có tính vạn năng kém. Và  phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).
  • Panme có nhiều kích thước: 0 - 25 mm, 25 - 50 mm, 50 - 75 mm, 75 - 100 mm, 100 - 125 mm, 125 - 150 mm…
  • Đơn vị hiển thị thường là mm hoặc in
  • Tên gọi khác:Micrometer.

2. Ứng dụng

Panme thường được dùng để đo:

  • Đo kích thước ngoài
  • Đo kích thước trong
  • Đo đường kính ren
  • Đo chiều dày
  • Đo chiều sâu của piton, kích thước trục khuỷu và độ sâu của lỗ khoan...
  • Ngoài ra panme có một số ứng dụng nổi bật so với các thiết bị đo lường khác như là: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao.

Hình 1: Đo kích thước ngoài                                       Hình 2: Đo kích thước trong

3. Phân loại

Thước panme phân làm 3 loại:

3.1 Theo bước ren:

Trục ren có bước ren 1 mm có ống di động (thước phụ) có thang chia vòng được chia thành 100 phần. Ưu điểm: Dễ đọc số đo, nhưng thân lớn, nặng, thô (ngày nay ít dùng).

Trục ren có bước ren 0.5 mm thang chia vòng của thước động chia ra 50 phần.

 3.2 Theo cấu tạo:

Thước cơ khí: loại thước này cho kết quả đo được biểu thị bằng các vạch và số trên thước đo. Đòi hỏi người dùng phải biết cách đọc mới có thể xem được kết quả.

Thước điện tử: loại thước này cho kết quả hiển thị trên màn hình điện tử. Việc sử dụng thước rất dễ dàng và cho kết quả một cách nhanh chóng, chính xác.

3.3 Theo công dụng

Hình 3 Thước Panme đo kích thước ngoài

Hình 4 Thước Panme đo kích thước trong

Hình 5 Thước Panme đo sâu

4. Cấu tạo

a. Cấu tạo thước panme cơ khí

b. Cấu tạo thước panme điện tử

5. Thông số kỹ thuật

  • Phạm vi đo: 0-25mm, 25-50mm,50-75mm...
  • Độ chia:0.001mm, 0.002mm....
  • Độ chính xác: ± 2 μm,  ±4 μm,  ±6 μm...
  • Độ đo của ren:0,6-0,9 mm.
  • Cấp bảo vệ: IP65, IP 67...
  • Hệ đơn vị: mm, in.
  • Cổng kết nối dữ liệu.

6. Sử dụng thước

6.1 Kiểm tra thước trước khi tiến hành đo

  • Kiểm tra thước có bị mòn hay sức mẻ gì không. Đặc biệt là đầu do bị mòn hay sứt mẻ thì kết qua đo sẽ không chính xác.
  • Kiểm tra các bộ phận có trơn tru hay không, kiểm tra  con quay xem có chuyển động trơn tru hay không.
  • Vệ sinh mặt đo.
  • Kiểm tra điểm 0.
  • Đối với thước từ 0 – 25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo.
  • Đối với thước từ 25 – 50mm ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.

6.2 Cách đọc thước panme cơ khí

  • Khi đo xem vạch 0 của du xích nằm trên vị trí nào của thước chính ta đọc phần nguyên kích thước trên thước chính.
  • Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau).
  • Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số mm và nửa mm của kích thước trên thước chính.
  • Dựa vào vạch chuẩn theo thước chính ta đọc được phần trăm mm trên thước
  • Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí cần đo thì vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo di động trước khi lấy thước ra.

6.3 Cách đọc thước panme điện tử

Kết quả hiển thị:

7. Những lưu ý khi sử dụng thước Panme

  • Không sử dụng thước Panme để đo những mặt thô, bẩn. Vật đo cần được lau sạch rồi mới đo.
  • Đối với những vật đang chuyển động, không thể sử dụng thước Panme.
  • Không trực tiếp vặn ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
  • Không nên lấy thước khỏi vị trí đo vừa đọc kích thước xong.
  • Đối với các mặt trên thước, phải bảo quản cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào, nhất là bị cát, bụi đá mài hay phoi kim loại.
  • Hạn chế tối đa những va chạm có thể làm thước bị biến dạng mỏ neo hay xước xát.
  • Sau khi dùng thước xong phải dùng khăn sạch lau sạch rồi bôi dầu mỏ neo siết vật hãm để cố định đầu đo động rồi cất Panme đúng vị trí trong hộp.

 

HÃY LIÊN HỆ V-PROUD ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT HƠN VỀ THƯỚC PANME:

Công ty cổ phần V-proud

Điện thoại: (84) 24 3224 2295/97
Email: info@v-proud.vn


Zalo

(84) 896 555 247