Tin tức
Bài viết gần đây
[Case study] Bay an toàn hơn với hệ thống phanh của Dunlop Aerospace
[Case study] Bay an toàn hơn với hệ thống phanh của Dunlop Aerospace 09/05/2025

Ngành sản xuất máy bay tại Vương quốc Anh đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu này, tổ hợp gia công trục bánh và mặt bích (hub and flange cell) của Dunlop Aerospace đã đầu tư vào 3 máy CNC quan trọng trong giai đoạn 1998–2000, đồng thời trang bị hệ thống đầu dò Renishaw. Việc này giúp tăng tính ổn định của quy trình và giảm đáng kể thời gian gia công.

CHỌN THƯỚC CẶP THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP TRONG NGÀNH CNC?
CHỌN THƯỚC CẶP THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP TRONG NGÀNH CNC? 09/05/2025

Thước cặp là một loại thiết bị rất phổ biến trong nhóm ngành công nghiệp, kĩ thuật. Ứng dụng cơ bản nhất của thước cặp chính là phục vụ đo kiểm trong các nguyên công từ thô đến tinh của ngành công nghiệp chế tạo sản xuất. Ngoài ra, thước cặp cũng được sử dụng trong các phòng kiểm tra, quản lý chất lượng như QA,QC,KCS của các nhà máy cũng như trong môi trường nghiên cứu học thuật hoặc DIY.

Ứng dụng của công nghệ scan 3D trong ngành y học:
Ứng dụng của công nghệ scan 3D trong ngành y học: 08/05/2025

Công nghệ scan 3D từ lâu đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng người ta thường chỉ liên tưởng nó với những ứng dụng trong sản xuất máy móc, mô hình, đồ họa,... Thực chất, công nghệ này cũng giúp ích rất nhiều cho y khoa. Có thể nói đó là một trong những bước tiến vượt bậc của nhân loại trong hành trình chiến đấu với bệnh tật và tử thần để giành lại cuộc đời cho người khác. ​​​​​​​Cùng điểm danh những ứng dụng của công nghệ này trong ngành y học hiện đại:

Việt Nam lần đầu tiên chế tạo trạm thu di động tín hiệu vệ tinh

18/01/2021 3002

So với sóng vô tuyến trạm cố định, trạm thu di động tín hiệu vệ tinh rẻ bằng 1/5 thiết bị nhập ngoại, hỗ trợ thông tin liên lạc tàu biển.

Theo VnExpress, trạm thu di động tín hiệu vệ tinh cho hiệu suất bắt tín hiệu cao do nhóm nghiên cứu Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Micro-Nano, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chế tạo và phát triển. Thiết bị của nhóm nghiên cứu là trạm di động, dễ dàng di chuyển và có thể bắt tín hiệu vệ tinh. Hệ thống không bị giới hạn phạm vi truyền tín hiệu, có thể phủ sóng khắp mọi nơi.

Thạc sĩ Hồ Anh Tâm, thành viên chính nhóm nghiên cứu chia sẻ, năm 2010, nhóm bắt tay triển khai, khi đó công nghệ truyền hình vệ tinh chưa phát triển mạnh. Các bộ phận của trạm thu từ các cảm biến, trục tự do, hệ thống điều khiển đến lập trình thuật toán đều được nhóm làm chủ thiết kế và chế tạo.

Trạm thu di động có cấu tạo gồm một chảo anten dạng parabol để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh. Tín hiệu tiếp tục được truyền tới đầu thu giải mã bằng cáp đồng. Việc thay đổi phương hướng của chảo anten được điều khiển bởi 4 trục tự do (gồm góc phương vị, góc nghiêng, góc ngẩng, góc phân cực) và cảm biến từ trường độ phân giải cao do nhóm nghiên cứu chế tạo.

Thông qua lập trình, cảm biến có chức năng ghi nhận những chuyển động của chảo anten, phát hiện góc lệch so với vệ tinh, từ đó, gửi tín hiệu đến bộ điều khiển động cơ để tự động điều chỉnh chảo anten theo hướng vệ tinh.

Nhóm dành nhiều thời gian để nghiên cứu điều khiển các cảm biến bằng lập trình thuật toán. Cảm biến, hệ thống điều khiển luôn có sai số nhất định nhưng đối với thông tin vệ tinh, chỉ cần lệch 0,1 độ dưới mặt đất thì trên quỹ đạo có thể lệch đến vài km, như vậy rất khó để bắt được tín hiện của vệ tinh.

"Phần cơ khí của trạm thu di động này có thể thiết kế và gia công độ chính xác cao sử dụng các công nghệ cơ khí hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất quyết định chất lượng tín hiệu trạm thu nằm ở cảm biến đo lường độ chính xác cao và thuật toán điều khiển bám hướng, đây chính là công nghệ lõi của nhóm nghiên cứu trong hệ thống thiết bị này", anh Hồ Anh Tâm nói.

Trải qua nhiều phiên bản trạm thu khác nhau, từ sơ khai, sau đó được cải tiến liên tục, phiên bản hiện tại đã xác định vị trí vệ tinh nhanh và chính xác hơn.

Năm 2019, nhóm đưa thiết bị chạy thử nghiệm trên vùng biển Cát Bà, Hải Phòng. Kết quả cho thấy tốc độ đáp ứng tín hiệu của trạm thu di động có thể hoạt động tốt trong điều kiện gió cấp 4, biển động nhẹ. Tốc độ quay góc anten đạt 12 độ mỗi giây, tiêu hao điện khoảng 20W, tín hiệu bám vệ tinh đáp ứng nhu cầu truyền thông tin liên lạc về đất liền và hoạt động trên tàu.

Hiện có 10% tàu cá trên biển có phương tiện thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến từ các trạm phát triển đất liền nhưng chỉ bắt được tín hiệu trong phạm vi khoảng 50-60 km. Theo nhóm nghiên cứu, thiết bị có kích thước nhỏ gọn, khả năng bám tín hiệu nhanh, tiết kiệm điện năng, trong khi giá thành chỉ bằng 1/5 so với thiết bị nhập ngoại. Vì vậy, sản phẩm vừa hoàn thiện đã ngay lập tức được một số doanh nghiệp đặt hàng phục vụ cho tàu đánh cá lớn, tàu du lịch.

Nguồn: Baochinhphu.vn


Zalo

(84) 896 555 247