Tin tức
Bài viết gần đây
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD 15/03/2024

Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO
NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO 20/01/2022

Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.

Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM)
Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM) 04/01/2022

Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!

Các phương pháp tính toán độ tròn trụ (phần II)

04/02/2021 6191

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TRÒN

Xét về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí chế tạo, vì số lượng lớn và tính ứng dụng cao của các chi tiết có hình dạng tròn trụ như trục truyền động, ổ lăn, bạc lót… nên dung sai độ tròn trở thành một thông số hình học cơ bản và quan trọng. Trong môi trường sản xuất, các nguyên nhân gây ra sai lệch độ tròn có thể do sai lệch chuyển động của trục chính máy gia công, bôi trơn không đủ, dụng cụ cắt bị mài mòn, v.v…

Trong bài viết trước, chúng ta đã nghiên cứu về phương pháp Đường tròn bình phương nhỏ nhất (LSC), trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 phương pháp còn lại.

2/ Đường tròn vùng tối thiểu (MZC)

Trong phương pháp này, hai đường tròn đồng tâm được sử dụng làm tham chiếu để đo sai lệch độ tròn, trong đó gồm 1 đường tròn ngoại tiếp và 1 đường tròn nội tiếp với biên dạng cần khảo sát, sao cho sai lệch về bán kính của 2 đường tròn này là bé nhất. Hai đường tròn này cũng là duy nhất thoả mãn cả 3 điều kiện trên. Sai lệch tròn ở đây là sự khác biệt giữa bán kính của hai đường tròn. Phương pháp này được thể hiện trong Hình 1.

3/ Đường tròn nội tiếp tối đa (MIC)

Đường tròn nội tiếp tối đa, được định nghĩa là đường tròn có đường kính lớn nhất trong số các đường tròn nội tiếp với biên dạng khảo sát. Đường tròn này và tâm của nó là duy nhất, đồng thời tâm của đường tròn này có thể trùng hoặc không trùng với tâm của chi tiết khảo sát.

Sử dụng tâm của đường tròn nội tiếp tối đa làm tâm, vẽ tiếp 1 đường tròn đi qua đỉnh xa nhất và 1 đường tròn đi qua đáy gần nhất của biên dạng khảo sát. Sai lệch độ tròn đo được chính là sai lệch về bán kính của 2 đường tròn này.

4/ Đường tròn ngoại tiếp tối thiểu (MCC)

Phương pháp này gần giống với phương pháp MIC được đề cập ở trên. Tuy nhiên, đường tròn tham chiếu có tâm được xác định bằng cách vẽ một đường tròn có đường kính bé nhất có thể, và ngoại tiếp với biên dạng cần khảo sát.

Sử dụng tâm của đường tròn nội tiếp tối đa làm tâm, vẽ tiếp 1 đường tròn đi qua đỉnh xa nhất và 1 đường tròn đi qua đáy gần nhất của biên dạng khảo sát. Sai lệch độ tròn đo được cũng chính là sai lệch về bán kính của 2 đường tròn này.

Các phương pháp tính toán độ tròn trụ (phần I) xem tại: https://v-proud.vn/vi/cac-phuong-phap-tinh-toan-do-tron-tru-phan-i.html

Liên hệ với chúng để được tư vấn chi tiết hơn:

CÔNG TY CỔ PHẦN V-PROUD

(84) 89 664 8269 – Ms Ngọc Anh
(84) 89 663 8269 – Mr Trường
(84) 89 662 8296 – Ms Huyền Trang


Zalo

(84) 896 555 247