V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Bí quyết để chọn đúng loại máy CMM cho nhà xưởng, phù hợp với dây chuyền sản xuất là gì? Để chọn được loại máy thực sự phù hợp, ta phải nắm được nhu cầu ứng dụng, giải pháp đáp ứng được nhu cầu và làm sao để lựa chọn đưa ra luôn “đi tắt đón đầu” thời đại.
Máy đo toạ độ (CMM) là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để đo và lấy dữ liệu kích thước. Các máy CMM tại xưởng thậm chí còn cung cấp được dữ liệu đa chiều tốt hơn nữa khi được kết hợp trong sản xuất.
Bí quyết để chọn đúng loại máy CMM cho nhà xưởng, phù hợp với dây chuyền sản xuất là gì? Để chọn được loại máy thực sự phù hợp, ta phải nắm được nhu cầu ứng dụng, giải pháp đáp ứng được nhu cầu và làm sao để lựa chọn đưa ra luôn “đi tắt đón đầu” thời đại. Dưới đây là những điều cần chú ý khi chọn máy CMM cho nhà xưởng.
1. Năng Lực Máy Có Đủ Để Tối Ưu Hiệu Suất Không?
Nhà xưởng thường rất khó duy trì nhiệt độ ổn định là 20℃ (68°F), từ đó ảnh hưởng đến kết quả đo. Tương tự, máy công cụ luôn dính dầu, bụi bẩn và mảnh vụn dễ làm tắc các lỗ trên ổ trục, dễ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động máy CMM.
Máy CMM cho nhà xưởng phải có:
Phần cứng được thiết kế riêng và phù hợp với môi trường sản xuất.
Cảm biến và các hệ thống kim đo đáp ứng được nhu cầu ứng dụng và đổi nhanh được.
Phần mềm cho phép lập trình đo tương ứng với các quy trình sản xuất.
Dịch vụ kỹ thuật phải đi trước kỹ thuật lắp đặt để kịp thời xử lý downtime và đảm bảo quy trình vận hành hiệu quả.
Luôn đi tắt đón đầu, đảm bảo giải pháp đáp ứng được nhu cầu hiện tại và trong tương lai.
2. Máy Có Thể Biến Xưởng Thành “Nhà Máy Thông Minh” Không?
Các máy CMM cho nhà xưởng cần kết nối liền mạch với thiết bị tự động cùng các bộ phận khác trong quy trình sản xuất. Điều này thường có được nhờ phần mềm điều khiển tự động trong nhà máy. Người dùng có thể lập trình giao diện cho thiết bị tự động thực hiện tác vụ cần thiết.
Xét ví dụ với các máy gia công tia lửa điện EDM. Trong phương pháp đầu tiên, các máy CMM cho nhà xưởng tiến hành các phép đo, còn máy EDM liên tục phay các chi tiết. Phương pháp thứ hai kết nối máy CMM cho nhà xưởng với phần mềm quản lý tác vụ từ các máy EDM chính để máy CMM giao tiếp với nhiều máy trong khu vực sản xuất hay nhà máy đặt máy EDM.
3. Máy Đáp Ứng Được Nhu Cầu Ứng Dụng Không?
Có ba phương diện cần chú ý khi đánh giá máy CMM cho nhà xưởng.
Phần mềm: Người vận hành cần có phần mềm chuyên dụng để phát triển chương trình đo theo các kích thước và đặc tính cụ thể của sản phẩm muốn đo. Phần mềm này phải dễ dùng và không phụ thuộc vào người dùng.
Dịch vụ kỹ thuật: Khách hàng thường muốn nhà cung cấp hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sau khi mua hàng. Việc tiếp cận máy CMM từ xa trở thành yếu tố then chốt trong thế giới sản xuất để tối đa hoá thời gian hoạt động của máy.
Phần cứng: Việc chọn phần cứng phải tuỳ theo khả năng tương thích của máy CMM với phần cứng tự động của bên thứ ba. Hiệu suất của máy CMM sẽ tăng lên khi chúng tham gia vào bộ phận sản xuất tự động cùng với máy công cụ hoặc đơn giản là khi có phụ tùng thích hợp và phù hợp với quy trình sản xuất.
4. Khả Năng Tích Hợp Vào Quy Trình Sản Xuất Chung Của Máy
Có các cổng chất lượng trong từng quy trình sản xuất. Có thể thêm các máy CMM cho nhà xưởng để quy trình diễn ra liên tục và cho kết quả như ý.
Ví dụ, quy trình sản xuất thường thấy cho các bánh răng nhỏ làm từ gang, thép hay các nguyên liệu rắn chắc hơn thường có ba cổng kiểm soát chất lượng:
Cổng #1 giữa quy trình cắt thô phôi bánh răng và cắt răng bánh răng – kích thước thô (đường kính ngoài, độ dày, đường kính lỗ tâm)
Cổng #2 giữa quy trình cắt răng bánh răng và mài bóng – biên dạng và các kích thước của răng
Cổng #3 giữa quy trình hoàn thiện và chuyển bánh răng đến khách hàng – kích thước chuẩn (răng bánh răng, đường kính ngoài, đường kính lỗ tâm)
Nhà sản xuất có các cổng kiểm soát chất lượng xuyên suốt các quy trình sản xuất sẽ hạn chế được vấn đề thu hồi sản phẩm hay cung cấp các sản phẩm kém chất lượng cho khách hàng.
5. Dòng Máy CMM Được Chọn Có Thật Phù Hợp Với Tương Lai?
Theo thời gian, các quy trình sản xuất không ngừng thay đổi, chính vì vậy, chương trình chất lượng cần phải bắt kịp sự thay đổi đó. Có ba điểm nổi bật cần chú ý như sau:
Phần cứng: Hệ thống phải có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ lên tới 40℃ và có các cảm biến kiểu Plug-and-play (cắm là chạy) ngắt điện được, thay được, và nâng cấp được. Nên chọn các máy CMM có phần cứng điều khiển chung cho tất cả các model.
Phần mềm: Sử dụng phần mềm đo chung cho tất cả các model để không tốn thêm chi phí học các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Phần mềm chung cũng giúp chia sẻ dữ liệu giữa các lần bù dao và máy công cụ. Ngoài ra, hệ thống phải tải được các bản cập nhật và bản vá phần mềm từ cổng thông tin điện tử.
Dịch vụ kỹ thuật: Truy cập dữ liệu máy qua dashboard và theo dõi hiệu suất và môi trường trong phòng theo thời gian thực. Điều này giúp đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt qua các đợt bảo dưỡng dự phòng. Các hệ thống được kết hợp với dịch vụ kỹ thuật từ xa, đảm bảo chương trình chất lượng luôn phù hợp cả trong tương lai.
Cập nhật thêm kiến thức về quản lý chất lượng qua tạp chí Quality Mastery: https://qualitymastery.v-proud.vn/
Tham khảo các giải pháp quản lý chất lượng tại website: v-proud.vn/sanpham và Doluongcongnghiep.vn
Nguồn: qualitymag
(84) 896 555 247