Tin tức
Bài viết gần đây
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA CAPSULE CÀ PHÊ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA CAPSULE CÀ PHÊ 16/04/2024

"Nhà sản xuất viên nén cà phê đang đối mặt với thách thức đo lường độ dày, chiều cao và các đường kính với độ chính xác 10 micron và tốc độ 180 viên/giờ. Giải pháp đo lường tinh vi kết hợp cảm biến chính xác và phần mềm theo dõi dữ liệu tiên tiến để đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng và hiệu suất sản xuất."

KHẢ NĂNG ĐO ĐẠC TRONG ĐIỀU KIỆN KHẮC NGHIỆT CỦA CẢM BIẾN SOLARTRON
KHẢ NĂNG ĐO ĐẠC TRONG ĐIỀU KIỆN KHẮC NGHIỆT CỦA CẢM BIẾN SOLARTRON 15/04/2024

Việc giám sát và thử nghiệm các thành phần cơ sở hạ tầng dưới điều kiện cực đoan là một phần quan trọng của quá trình đảm bảo chất lượng và an toàn. Các cảm biến và thiết bị giám sát phải được thiết kế để chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt này và vẫn đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình hoạt động hàng ngày.

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHO LINH KIỆN XE ĐẠP
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHO LINH KIỆN XE ĐẠP 12/04/2024

Khám phá giải pháp tiên tiến cho việc sản xuất xe đạp cao cấp trong bối cảnh các thách thức kỹ thuật đặc biệt.

ĐO CHI TIẾT CHÍNH XÁC CAO TRỰC TIẾP TRONG SẢN XUẤT

16/02/2022 2246

APRIM mới đây vừa hợp tác với Sariki đầu tư hai công nghệ mới nhằm giải quyết những thách thức để đạt độ chính xác cao trực tiếp trong sản xuất.

Thành lập vào năm 1965, APRIM là nhà máy sản xuất linh kiện gia công chính xác cao gần Madrid, Tây Ban Nha. Dù ban đầu chú trọng vào ngành ô tô, lĩnh vực sản xuất của APRIM ngày nay được phân bổ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ô tô, y tế, dịch vụ, đường sắt, quốc phòng và nông nghiệp. Hãng đạt được chứng nhận trong ngành sản xuất ô tô theo chứng nhận IATF16949, và luôn đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường theo chuẩn ISO14001. APRIM là nhà cung cấp cho nhiều công ty cực kỳ kỹ tính trên khắp thế giới, và chính vì thế, hãng không ngừng đầu tư phát triển các công nghệ mới nhằm tiếp cận những quy trình tiên tiến nhất và hiệu quả nhất.

APRIM sở hữu nhiều máy đo với các công nghệ khác nhau (như máy CMM, vision, laser, và các máy chuyên dụng đo 100% trong các quy trình tự động) nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của thị trường. APRIM mới đây vừa hợp tác với Sariki đầu tư hai công nghệ mới nhằm giải quyết những thách thức để đạt độ chính xác cao trực tiếp trong sản xuất. Máy CMM nhỏ gọn nhất của Mitutoyo và chuyên dùng cho môi trường sản xuất, MiStar 555, và máy đo quang học không tiếp xúc MTL 1 của Vici Vision, chuyên dùng cho các chi tiết quay và chi tiết nối đất.

Giám đốc Kỹ thuật của APRIM, Guillermo Sanz cho biết, “Để thành công trong quy trình sản xuất, nhân tố then chốt nằm ở hệ thống đo lường.”

Bước nhảy vọt về công nghệ là điều hiển nhiên. Khách hàng của APRIM, trước khi thuê linh kiện từ bên ngoài, thường phải sử dụng ba loại máy khác nhau để kiểm tra độ chính xác cho sản phẩm: máy CMM + máy đo biên dạng + máy đo bánh răng chuyên dụng. Ngày nay, thao tác kiểm tra này được nhân viên vận hành máy tiến hành định kỳ hoặc khi đổi công cụ. Máy CMM được dùng trong ba giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất.

APRIM tiết lộ những ưu điểm chính và chìa khoá thành công mà lần đầu tư này mang lại là:

- Khả năng đo đường kính và chiều cao của chi tiết, với dung sai trong mặt phẳng nằm trong khoảng 1/100.

- Đặc tính đo biên dạng liên tục cho phép quét các răng bánh răng, qua đó thu được kích thước phía trên của bánh răng nhờ vào tính đồng bộ hoá của bánh răng – đây là quy trình rất khắt khe.

- Phần mềm Gearpak của Mitutoyo cho phép thực hiện phép đo các đặc tính mà trước đây chỉ thực hiện được trên các máy đo hộp số chuyên dụng như sai số biên dạng và hình dạng mặt sau, độ đảo hướng tâm của bánh răng, v.v.

Guillermo Sanz chia sẻ, “Máy CMM MiStar 555 của Mitutoyo cho phép đo toàn bộ kích thước của bánh răng được đồng bộ, với một máy duy nhất, vừa nhanh vừa chính xác. Những yếu tố này, với máy đặt tại xưởng, giúp tiết kiệm thời gian cho người vận hành sản xuất.” “Dễ lập trình cũng là một lợi thế. Chúng tôi chỉ mất chưa đầy một giờ để thiết kế chương trình cho một linh kiện phức tạp. Chưa kể, bản thân máy đã có khả năng phân biệt các bánh răng và đo theo kích thước của chúng.”

Máy MTL 1 của Vici Vision cũng được đặt trong xưởng sản xuất - nơi những cải tiến trong quy trình sản xuất mang lại lợi ích lớn hơn nhiều. APRIM từng kiểm tra các chi tiết quay theo phương pháp thủ công, lần lượt từng kích thước. Một số kích thước được đo trên máy đo biên dạng (phương pháp tốn nhiều thời gian hơn và ít chính xác hơn), và các kích thước khác được đo trên máy CMM (quy trình này cũng chậm).

Ngày nay, công nghệ của Vici Vision cho phép APRIM tự theo dõi quy trình sản xuất chi tiết quay với độ chính xác cao, dễ dàng, nhanh chóng, và bằng một thiết bị duy nhất. Hãng có thể đo nhiều đường kính và chiều cao cùng một lúc. APRIM hiện giảm thời gian dành cho các tiêu chuẩn tự theo dõi của một số quy trình xuống còn khoảng 20%. Bằng cách này, việc đo bằng máy MTL 1 của Vici Vision sẽ thay thế các phương pháp đo thủ công do nhân viên vận hành máy thực hiện.

Cập nhật thêm kiến thức về quản lý chất lượng qua tạp chí Quality Mastery: https://qualitymastery.v-proud.vn/

Tham khảo các giải pháp quản lý chất lượng tại website: v-proud.vn/sanpham và Doluongcongnghiep.vn

Source: Sariki


Zalo

(84) 896 555 247