Tin tức
Bài viết gần đây
KSCAN-X: QUÉT 3D KHÔNG DÂY, VƯỢT MỌI GIỚI HẠN
KSCAN-X: QUÉT 3D KHÔNG DÂY, VƯỢT MỌI GIỚI HẠN 10/04/2025

Việc ra mắt KSCAN-X giúp SCANTECH định nghĩa lại phép đo 3D quy mô lớn. Đây là một máy quét 3D không dây thông minh được thiết kế để quét liền mạch các bộ phận có kích thước trung bình, lớn và siêu lớn với độ chính xác cao. Được trang bị phép đo ảnh thích ứng, KSCAN-X thiết lập một chuẩn mực mới về hiệu quả và độ chính xác trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, công nghiệp nặng và vận tải đường sắt.

Scan 3D - Công nghệ mở khóa các chiến lược song sinh kĩ thuật số/Digital Twins cho ngành công nghiệp ô tô
Scan 3D - Công nghệ mở khóa các chiến lược song sinh kĩ thuật số/Digital Twins cho ngành công nghiệp ô tô 09/04/2025

Hơn một thập kỷ kể từ cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, những hạn chế của các công cụ truyền thống trong việc thiết kế và kiểm tra các bộ phận đang đặt ra thách thức cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô Chính vì vậy, khái niệm song sinh kỹ thuật số ra đời. Vậy, công nghệ scan 3D đóng vai trò như thế nào trong lĩnh vực này?

Trường Đại học an ninh nhân dân: ứng dụng công nghệ scan 3D trong tổ chức giảng dạy, thực hành các môn học điều tra hình sự
Trường Đại học an ninh nhân dân: ứng dụng công nghệ scan 3D trong tổ chức giảng dạy, thực hành các môn học điều tra hình sự 08/04/2025

Việc nghiên cứu và ứng dụng kịp thời các thiết bị công nghệ hiện đại vào công tác điều tra, khám phá tội phạm cũng như sản xuất thiết bị, vũ khí quân sự và đào tạo nguồn lực cho an ninh quốc phòng ở thời điểm hiện tại có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh của đất nước.

GD&T LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN HỌC VỀ GD&T ĐỂ THEO KỊP CHUẨN HÓA QUỐC TẾ?

27/10/2023 9348

Việc đo lường trong ngành gia công cơ khí chính xác là một phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Để áp dụng đo lường một cách hiệu quả người ta đã và đang sử dụng các tiêu chuẩn cho GD&T để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng, giảm thiểu chi phí.

Việc đo lường trong ngành gia công cơ khí chính xác là một phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Để áp dụng đo lường một cách hiệu quả người ta đã và đang sử dụng các tiêu chuẩn cho GD&T để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng, giảm thiểu chi phí. Vậy GD&T là gì và tại sao lại cần phải học để có thể theo kịp với các tiêu chuẩn quốc tế, hãy cùng V-Proud tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

              1. GD&T là gì?

GD&T là viết tắt của Geometric Dimensioning and Tolerancing, là “ngôn ngữ đồ họa” nhằm thể hiện kích thước hình học mà các kỹ sư có thể dùng để mô tả chính xác và hợp lý các đặc tính của sản phẩm thông qua bản vẽ.

 Bảng tổng hợp 14 đặc điểm dung sai kích thước hình học theo tiêu chuẩn ASME Y14.5

 

Chi tiết sẽ hoàn toàn không có giá trị khi nó đứng 1 mình, nó chỉ có ý nghĩa khi nó đứng cùng nhau, ghép với nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Lấy ví dụ về động cơ máy bay, một động cơ máy bay thông thường có đến 25,000 đến 45,000 chi tiết lắp ghép, và mỗi chi tiết được gia công một cách chính xác để đảm bảo cho sự vận hành của nó.

Hình ảnh minh họa các chi tiết của một động cơ máy bay

 

Trên thực tế nếu chỉ dùng dạng kích thước khoảng cách từ vị trí nọ sang vị trí kia như truyền thống thì không thể nào mô tả hết được ý đồ của thiết kế, chức năng của sản phẩm. Và nó cũng KHÔNG đảm bảo được rằng chi tiết có thể lắp ghép được với nhau hay không.

 

2. Tại sao cần hiểu đúng về GD&T?

Để hiểu đúng và áp dụng được GD&T vào trong công việc, thì từ người thiết kế, đến thợ gia công và kỹ thuật viên đo lường chúng ta cần học về các thuật ngữ, định nghĩa, quy luật,… để có thể áp dụng và tuân theo nó một cách thống nhất, ví dụ như các biểu tượng như bên dưới đây.

Một số ký hiệu thường dùng trong các tiêu chuẩn cho GD&T

 

Để hình dung một cách rõ hơn thì ta lấy một ví dụ cho một sản phẩm cần lắp ghép như sau: Để chi tiết này có thể lắp ráp với một chi tiết khác, người ta phải kiểm soát đường cong biên dạng này, độ sai lệch vị trí, độ vuông góc tại nơi mà 2 bề mặt tiếp xúc với nhau so với một datum chuẩn. để đảm bảo chắc chắn chi tiết có thể lắp ghép được.

Một ví dụ về kiểm soát các dung sai hình học (sai lệch vị trí, biên dạng và độ vuông góc) của một chi tiết

3. Ưu điểm của áp dụng GD&T và trong thiết kế, sản xuất và đo lường

  • Mô tả ý định của người thiết kế: nhà thiết kế truyền đạt các tính năng và dung sai của sản phẩm cho nhà sản xuất, GD&T cho phép nhà sản xuất hiểu mục đích của thiết kế
  • Biểu diễn dung sai, đặc tính và mục đích của sản phẩm: Đáp ứng chính xác các thông số kỹ thuật về kích thước và dung sai liên quan tới chức năng của sản phẩm.
  • Giảm chi phí và tăng hiệu xuất: Giúp tiết kiệm thời gian ghi chú trao đổi giữa các nhà thiết kế, bộ phận gia công và kiểm tra viên với nhau, ngôn ngữ biểu tượng của GD&T hầu như đã mô tả hết ý đồ của thiết kế và mục đích sản phẩm. Ngoài ra thì còn giảm chi phí hàng lỗi không đúng mục đích thiết kế.
  • Đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đúng với hình dạng, chức năng của sản phẩm: GD&T là ngôn ngữ nhất quán giữa các nhà sản xuất. Sử dụng nó làm giảm thiểu việc hiểu sai thiết kế, đảm bảo tính nhất quán trong kỹ thuật.
  • Tăng chất lượng sản phẩm: Kiểm soát đúng và chính xác các thông số kỹ thuật giúp chất lượng sản phẩm nâng cao.

Quý khách hàng quan tâm khóa học GD&T cơ bản của V-Proud, vui lòng liên hệ hotline  (+84) 896 555 247 để được tư vấn và giải đáp.

#GD&T #kienthucdoluong #banvekythuat #V-Proud #daotaodoluong #AMSE


Zalo

(84) 896 555 247