V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Tổ chức Năng suất châu Á (APO) trong lĩnh vực sản xuất thông minh và việc triển khai Sáng kiến ASEAN về sản xuất thông minh sẽ giúp các quốc gia thành viên tăng cường năng lực ứng phó với các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và phục hồi kinh tế nhanh trong giai đoạn hậu COVID-19.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham dự hội nghị
Trong 2 ngày (10-11/12), Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực năng suất” tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, đây là sự kiện có ý nghĩa trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch APO, khởi đầu cho sự kết nối giữa hai thiết chế đa phương quan trọng, ASEAN và APO, nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác về năng suất trong khu vực trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, chúng ta đang chứng kiến các thay đổi chưa từng có tiền lệ trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, đặt tất cả các quốc gia trước thách thức của việc phải luôn đổi mới các phương thức quản trị và hệ thống điều hành để thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Trong bối cảnh đó, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt trong việc giúp các Chính phủ thực hiện mục tiêu kép, vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh, vừa nhanh chóng phục hồi kinh tế.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong góp phần tái định hình thế giới sau COVID-19 và điều chỉnh chuỗi sản xuất-cung ứng toàn cầu, thực hiện Khung phục hồi tổng thể của ASEAN với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, việc làm và sinh kế cho người dân. Lợi thế cạnh tranh sẵn có của ASEAN cần được bổ sung thêm các giá trị của khoa học và công nghệ tiên tiến, năng lực chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tầm nhìn và Chiến lược mới đến năm 2025 của APO cũng xác định mục tiêu thúc đẩy quá trình tăng trưởng năng suất toàn diện, dựa trên động lực đổi mới sáng tạo trong toàn khu vực châu Á đến năm 2025, đồng thời nhấn mạnh cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên ứng phó với các tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 hướng tới phục hồi bền vững thông qua các giải pháp tăng cường năng suất.
Thông điệp chung đó đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế càng cho thấy sự phù hợp và đúng thời điểm của sáng kiến hợp tác giữa ASEAN và APO về năng suất hôm nay, cho phép chúng ta khai thác các cơ hội mới, lĩnh vực và phương thức hợp tác mới với các chương trình, dự án cụ thể có thể mang lại hiệu quả và tác động lớn, giúp các nền kinh tế thành viên trở nên năng suất hơn (more productive), cạnh tranh hơn (more competitive) và có khả năng chống chịu tốt hơn (more resilient) trước các thách thức và biến động khó lường của thế giới hiện đại.
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), tăng cường năng suất và công nghệ là chìa khóa để hội nhập và kết nối thành công vào mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia trong khu vực và chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Cần nhiều hơn nữa các giải pháp thông minh, sáng tạo, thực tiễn và kịp thời để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.
Lực lượng khoa học và công nghệ vì vậy phải được trang bị đủ năng lực và tiềm lực để đón đầu các xu hướng mới, giải quyết được các thách thức đặt ra trong thực tiễn, hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trụ vững và phát triển dựa trên các nền tảng sản xuất thông minh và công nghệ mới.
Bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam và các nước ASEAN trong việc nâng cao năng suất, ông Yamada Takio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng Việt Nam, với quy mô dân số lớn, đội ngũ lao động cần cù và ưu tú, đang trở thành thị trường tiềm năng.
Trong bối cảnh đại dịch, việc cải thiện năng suất trở nên thiết hơn lúc nào hết để phát huy nguồn lực trên. Chính phủ Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và các nước ASEAN trong lĩnh vực nâng cao năng suất lao động.
Tại hội nghị, các nước thành viên tham gia đã chia sẻ và trao đổi về tầm nhìn và chiến lược của hai tổ chức ASEAN và APO trong 5 năm tới, trao đổi cấp cao về triển vọng hợp tác giữa hai tổ chức trong thúc đẩy năng suất trong khu vực; nghe chia sẻ kinh nghiệm của Singapore.
Tổ chức Năng suất châu Á (Asian Productivity Organization, APO) là tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, liên chính phủ được thành lập vào ngày 11/05/1961.
Với 21 nền kinh tế thành viên, APO là tổ chức duy nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nhiều hoạt động triển khai tại các nền kinh tế thành viên nhằm nâng cao năng suất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực. Hiện nay, 8 trong tổng số 10 quốc gia ASEAN đã là thành viên của APO (trừ Myanmar và Brunei). Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APO từ ngày 01/01/1996.
Nguồn: Chinhphu.vn
(84) 896 555 247