V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Ngày 19/1, Cơ quan Giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) tuyên bố vaccine thứ 2 ngừa bệnh COVID-19 của nước này đạt hiệu quả 100% dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Hãng TASS đưa tin Nga đã bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn vaccine EpiVacCorona, do Trung tâm Nghiên cứu virus và công nghệ sinh học nhà nước (Vector) phát triển, vào tháng 11/2020. Trước đó, Nga đã cấp phép cho vaccine Sputnik V với hiệu quả đạt 92%.
Dữ liệu dựa trên thử nghiệm giai đoạn 1 và 2, được công bố trước khi bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 với hàng ngàn người tham gia.
“Hiệu quả của vaccine được tạo nên từ hiệu quả miễn dịch và hiệu quả phòng ngừa”, TASS trích dẫn thông tin từ Rospotrebnadzor. “Theo kết quả thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả miễn dịch của vắc xin EpiVacCorona là 100%”.
Ở 2 giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tính an toàn, tác dụng phụ và khả năng sinh miễn dịch của vaccine trên 100 người ở độ tuổi 18-60.
Thông thường, ở thử nghiệm vaccine giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu sẽ xem kết quả thử máu cho thấy phản ứng miễn dịch ở những tình nguyện viên chưa tiếp xúc với virus. Trong khi đó, ở giai đoạn thử nghiệm cuối, nghiên cứu sẽ dựa trên các căn bệnh thực tế mà tình nguyện viên mắc phải trong đời sống bình thường.
Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova phát biểu với hãng thông tấn Interfax rằng EpiVacCorona sẽ được sử dụng trong tiêm chủng hàng loạt từ tháng 3.
Nga có thể tiêm chủng cho 60% dân số trong năm nay. Dù vaccine Sputnik V đang có sẵn ở Moscow nhưng việc triển khai tiêm chủng toàn quốc diễn ra còn chậm.
Trong khi đó, Chủ tịch công ty sản xuất dược phẩm R-Pharm của Nga tiết lộ các thử nghiệm trên người đối với vaccine ngừa COVID-19 của Nga kết hợp với vaccine do công ty AstraZeneca của Anh và Đại học Oxford phát triển dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu tháng 2 tới.
AstraZeneca lần đầu tiên công bố kế hoạch làm việc với các nhà khoa học Nga về một loại vaccine kết hợp vào tháng 12. Mặc dù chưa có thông tin chi tiết về địa điểm và cách thức các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành, nhưng Chủ tịch R-Pharm Alexei Repik cho biết các cuộc thử nghiệm vaccine kết hợp trên người dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu tháng 2.
Các thử nghiệm sẽ diễn ra ở Azerbaijan, Argentina, Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Belarus, Nga và các nơi khác.
EU xem xét thiết lập cơ chế chia sẻ vaccine COVID-19
Giám đốc cơ quan y tế của Liên minh châu Âu (EU) hôm 19/1 cho biết EU muốn thiết lập một cơ chế cho phép chia sẻ các liều vaccine chống COVID-19 dư thừa với các quốc gia láng giềng nghèo và các quốc gia châu Phi, trong một động thái có thể giảm tải cho mô hình phân phối vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lãnh đạo.
Với dân số 450 triệu người, EU đã bảo đảm gần 2,3 tỷ liều vaccine với các loại vaccine từ 6 công ty dược phẩm cho dù hầu hết còn đang trong quá trình chờ giấy phép lưu hành.
Phát biểu trước các nghị viên EU, Ủy viên Y tế EU, bà Stella Kyriakides, xác nhận: "Chúng tôi đang làm việc với các quốc gia thành viên để đề xuất một cơ chế chia sẻ vaccine vượt ra ngoài biên giới của chúng ta”.
Bà nhấn mạnh cơ chế này sẽ giúp các quốc gia nghèo có được vaccine trước khi sáng kiến COVAX- chương trình toàn cầu do WHO đồng lãnh đạo từ mùa hè năm 2020 nhằm bảo đảm phân phối đồng đều các mũi tiêm COVID-19 trên toàn thế giới- có hiệu lực hoàn toàn.
Sáng kiến COVAX đã đi vào hoạt động nhưng đến nay vẫn phải đối mặt với vấn đề vaccine an toàn.
Nguồn: Baochinhphu.vn
Theo bài Kyriakides, chương trình chia sẻ vaccine của EU sẽ ưu tiên nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất trong khu vực Tây Balkan, Bắc Phi và các nước nghèo ở khu vực châu Phi cận Sahara. Bà cũng cho biết thêm EU có thể cung cấp một số loại vaccine cho sáng kiến COVAX để phân phối đến các nước nghèo.
(84) 896 555 247