Tin tức
Bài viết gần đây
Tiêu chuẩn VDI/VDE 2612/2613 - Bước tiến cho đo lường bánh răng chính xác
Tiêu chuẩn VDI/VDE 2612/2613 - Bước tiến cho đo lường bánh răng chính xác 19/12/2024

Trong ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất bánh răng, việc đảm bảo độ chính xác tuyệt đối không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn xây dựng uy tín thương hiệu. Đây là lúc tiêu chuẩn VDI/VDE 2612/2613 xuất hiện như một "kim chỉ nam" cho các hệ thống đo lường bánh răng tiên tiến.

7 LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DÙNG ROBOT SO MẪU EQUATOR
7 LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DÙNG ROBOT SO MẪU EQUATOR 11/12/2024

Hệ thống Equator là một hệ thống đo được thiết kế cải tiến linh hoạt hỗ trợ việc tăng tốc độ, khả năng lặp lại và dễ sử dụng theo phương pháp thủ công hoặc tự động ứng dụng cho xưởng sản xuất cũng như nâng cao hiệu suất phòng QC.

QC20 ballbar giải pháp kiểm tra máy gia công hiệu quả
QC20 ballbar giải pháp kiểm tra máy gia công hiệu quả 28/11/2024

Được đánh giá cao trong ngành nhờ tính nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả, QC20 ballbar của Renishaw là sự lựa chọn đáng tin cậy để kiểm tra hiệu suất máy gia công.

TIÊU CHUẨN ISO – QUY TRÌNH ĐƠN GIẢN KIỂM THỬ SƠ BỘ THIẾT BỊ ĐO

07/01/2022 4521

Tiêu chuẩn ISO 10360:10-2021 được phát hành vào ngày 31/08/2021 đã góp phần tăng đáng kể niềm tin của người dùng vào tính chính xác của các thiết bị đo bằng laser và cảm biến laser radar.

Tiêu chuẩn ISO 10360:10-2021 được phát hành vào ngày 31/08/2021 đã góp phần tăng đáng kể niềm tin của người dùng vào tính chính xác của các thiết bị đo bằng laser và cảm biến laser radar. Điểm đáng chú ý là phiên bản chuẩn ISO mới đã được đơn giản hoá và giảm bớt nhiều phép đo cần thiết.

Với người dùng cuối, quan trọng là phần Phụ lục E trong bản Tiêu chuẩn ISO mới có công bố quy trình thử nghiệm hiện trường mới, kiểm tra hiệu suất của thiết bị tại hiện trường theo các thông số của nhà sản xuất. Việc quốc tế chấp nhận quy trình kiểm thử tại hiện trường mới này sẽ giúp người dùng cuối giữ vững niềm tin vào độ chính xác của kết quả đo của các thiết bị đo của mình.

Lý Do Kiểm Thử Sơ Bộ Thiết Bị Đo Quan Trọng?

Các thiết bị đo bằng laser và cảm biến laser radar là các hệ thống cơ học hoạt động dựa trên vị trí tương đối của các bộ phận cấu thành trong dụng cụ. Các bộ phận có độ nhạy và độ chính xác cao này có thể bị bỏ qua, gây ra sai số hình học và lỗi căn chỉnh. Vận chuyển dụng cụ, hao mòn do sử dụng, môi trường khắc nghiệt, nhiều người dùng, hay đơn giản là do tuổi thọ của dụng cụ đều có thể dẫn đến sai lệch bên trong, làm giảm độ chính xác của phép đo và gây khó khăn cho việc tổng hợp dữ liệu các phép đo trước đó và sau này.

Chuyện độ chính xác bị ảnh hưởng không phải lúc nào cũng giấu được. Khi lộ ra, nó có thể trở thành cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với chuyên viên đo lường, ảnh hưởng đến khách hàng, tốn thời gian nghiên cứu để xử lý dữ liệu hoạt động trước đó của dụng cụ, việc xử lý lại cũng làm tăng chi phí lao động và vật liệu, trì hoãn thời gian sản xuất của dụng cụ, và thậm chí là làm hỏng việc. Chính vì vậy, việc giữ vững niềm tin vào hiệu năng làm việc của thiết bị đo bằng laser và cảm biến laser radar rất quan trọng với các chuyên gia đo lường trong lĩnh vực này.

Trong nhiều năm qua, người dùng cuối vẫn luôn tìm kiếm một quy trình đơn giản, đáng tin cậy, và dễ theo dõi để kiểm thử thực địa các thiết bị đo bằng laser và cảm biến laser radar. Lần đầu tiên NIST công bố quy trình IR-8016 là vào năm 2014, và việc áp dụng thành công quy trình kiểm thử thể tích toàn diện này đã mang đến sự hài lòng cho nhiều hãng trong ngành như Lockheed Martin, Chương trình METCAL của Không Quân Hoa Kỳ, Kuka, Futuramic và Models & Tools.

Tiêu chuẩn kiểm thử thực địa sơ bộ ISO 10360-10:2021 mới được xây dựng dựa trên quy trình trước đó của NIST, và hai quy trình giống nhau khoảng 80%. Do không khác nhau nhiều, quy trình kiểm thử thực địa ISO mới được cho là, tương tự như bản tiêu chuẩn trước đó của NIST, có thể được hoàn thành trong vòng tối đa là 30 phút.

Sản Phẩm Kiểm Thử KinAiry

Công ty Brunson Instrument đã được NIST tiếp cận và cùng hợp tác phát triển thuật toán kiểm thử NIST. Giải pháp KinAiry ra đời có phần cứng được thiết kế tuỳ chỉnh đáp ứng các yêu cầu chính xác cho việc kiểm thử thực địa sơ bộ. Thanh tham chiếu dài 2,3m, có 3 mảnh, dễ di chuyển, được gắn trên các điểm đỡ tạo độ ổn định. Phần mềm KinAiry hướng dẫn người dùng trong suốt quá trình, tạo biểu đồ mô tả điểm tương thích giữa thiết bị đo với các thông số của nhà sản xuất.

Giữ Vững Niềm Tin

Phần mềm KinAiry tạo biểu đồ (như trên) thống kê kết quả kiểm thử thực địa theo chuẩn ISO 10360-10, hiển thị Sai Số Đo Độ Dài (bên trái) trong một khoảng, được biểu diễn bằng màu xám, biểu thị mức độ không đảm bảo tương ứng với mỗi phép đo (khoảng tin cậy là 95%). Các Sai số đo 2 mặt được hiển thị bên phải. Đơn vị milimet hiển thị trên trục Y, và các thanh ngang màu xanh dương chỉ sai số cho phép cực đại của nhà sản xuất. Sau khi hoàn thành toàn bộ phép kiểm thử thể tích sơ bộ, phần mềm KinAiry báo cáo thiết bị đo đang hoạt động cực kỳ chính xác. Brunson sẽ kiểm thử thiết bị này một lần nữa vào tháng Mười theo kế hoạch tháng của hãng.

Trong khi phần mềm KinAiry hiện được áp dụng theo quy trình kiểm thử thực địa chuẩn ISO mới, phần cứng không cần điều chỉnh như vậy. Brunson sẽ sớm đưa giải pháp KinAiry cập nhật ra thị trường – áp dụng quy trình kiểm thử sơ bộ theo Phụ lục E của chuẩn ISO 10360-10 mới.

“Với tôi, mọi thứ bắt đầu từ suy nghĩ làm việc cho dự án vệ tinh và sau khi phóng vệ tinh, tôi nhận ra rằng một trong những thiết bị đo của chúng tôi nằm ngoài dung sai cho phép khi dùng để chỉnh phần cứng trên vệ tinh. Việc xác thực các phép đo trở nên rất áp lực khi tôi nhận được Thông báo Out Of Tolerancce (OOT – Ngoài Dung Sai) khi hiệu chỉnh một dụng cụ. Ý nghĩ xảy ra sự cố trên quỹ đạo do dụng cụ đo không đạt chuẩn khiến tôi không thể ngủ nổi cho đến khi chúng tôi sử dụng hệ thống KinAiry. Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của việc giữ vững niềm tin vào thiết bị đo.” Một nhà đo lường hàng không vũ trụ hàng đầu chia sẻ.

Kiểm Thử Thực Địa Sơ Bộ Trong Ứng Dụng

Là nhà sản xuất thiết bị chính xác, Brunson sử dụng các thiết bị đo bằng laser cho nhiều phép đo yêu cầu chặt chẽ về dung sai, và sử dụng hệ thống KinAiry để kiểm thử các thiết bị đo của API, FARO và Hexagon.

Căn cứ trên việc sử dụng thiết bị đo, Brunson nhận thấy 30 ngày là khoảng thời gian thích hợp để kiểm thử thực địa thiết bị. Việc kiểm tra hàng tháng cũng cho thấy sự tự tin về hiệu suất của thiết bị đo trong khi kết quả đồ hoạ từ phần mềm KinAiry cho thấy tiêu chuẩn rõ ràng về xu hướng thay đổi hiệu suất của thiết bị đo.

“Khi nhận thấy một điểm đo đạt đến giới hạn hiệu suất trên một chuỗi kết quả kiểm thử, chúng tôi thường tăng tần suất kiểm thử của riêng dụng cụ đó lên hàng tuần. Nếu độ chính xác của thiết bị đo giảm sâu hơn, chúng tôi sẽ trả lại dụng cụ đó cho nhà sản xuất để hiệu chỉnh tại nhà máy, và dữ liệu ghi được trước đó sẽ tạo thành một mốc đánh dấu, phân ra giai đoạn khi thiết bị đo vẫn hoạt động trong dung sai cho phép và khi thiết bị đo chuyển động ngoài dung sai. Điều này giúp giới hạn phạm vi nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá mức độ ảnh hưởng khi thiết bị đo không còn hoạt động chính xác." Giám đốc Kỹ thuật của Brunson Mark Meuret chia sẻ.

“Tất nhiên, tần suất kiểm thử của chúng tôi được căn cứ theo mức dung sai và các ứng dụng cho thiết bị đo cụ thể của Brunson. Hoá ra những người dùng KinAiry khác cũng làm điều tương tự, cũng báo cáo kiểm thử thiết bị đo bằng laser hay cảm biến laser radar hàng tuần, hàng tháng, và hàng quý.” Mark nói thêm.

Vậy khi nào người dùng cuối nên kiểm thử thực địa sơ bộ? Tóm lại là, mỗi khi muốn giữ vững niềm tin, hãy kiểm tra thiết bị. Các trường hợp khác cần kiểm thử thực địa bao gồm vận chuyển dụng cụ hay di chuyển tới nơi xa, trước và sau khi thực hiện nhiều phép đo quan trọng, nhằm đảm bảo đáp ứng Hệ thống Chất lường, và, như đã mô tả ở trên, tạo điểm chuẩn và mốc đánh dấu cho chuỗi các phép đo.

Hướng dẫn theo Chuẩn ISO về Tần Suất Kiểm thử Thực địa Sơ bộ

Trích từ bản Chuẩn ISO 10360-10:2021 mới:

- Một số người dùng tiếp xúc với công việc chú trọng tính an toàn cao và/hay có giá trị cao có thể chọn tiến hành kiểm thử hàng ngày, những trường hợp khác có thể chọn kiểm thử hàng tuần hay hàng tháng.

- Tần suất kiểm thử sơ bộ còn liên quan đến vấn đề kinh tế và mức độ thiết yếu, ví dụ thời gian giữa các lần kiểm thử sơ bộ nên được chọn sao cho đáp ứng được nhu cầu của người dùng hệ thống đo, đồng thời không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ đo cần thực hiện.

- Thiết bị đo bằng laser được đặt ở vị trí ổn định và chỉ có duy nhất một người sử dụng sẽ ít cần kiểm thử sơ bộ hơn thiết bị thường xuyên được di chuyển, có nhiều người sử dụng, hay đặt trong môi trường khắc nghiệt.

- Tần suất kiểm thử cũng bị ảnh hưởng nhiều giữa việc cân bằng chi phí kiểm thử sơ bộ với hậu quả của việc chấp nhận sản phẩm xấu hay bỏ một sản phẩm tốt.

- Có thể coi khoảng thời gian kiểm thử sơ bộ là phần trăm của tổng số giờ thiết bị đo bằng laser hoạt động.

- Việc kiểm thử sơ bộ nên được tiến hành sau các sự kiện quan trọng như khi thiết bị đo bằng laser bị rung quá mức hay bị hỏng.

Tương Lai Của Kiểm Thử Thực Địa Sơ Bộ Cho Thiết Bị Đo Bằng Laser

Cùng với việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm thử thực địa sơ bộ qua bộ Chuẩn ISO 10360-10:2021, ta hoàn toàn có thể yên tâm hơn đối với các hoạt động đo lường trên khắp thế giới. Niềm tin với quy trình kiểm thử sơ bộ mới chắc chắn sẽ làm được điều đó.

Tính hiệu lực của kiểm thử thực địa sơ bộ cũng có khả năng sẽ được mở rộng thêm trong thời gian sắp tới. Tiêu chuẩn ASME hiệu B89.4.19, với quy trình tương tự Phụ lục E của Chuẩn ISO 10360-10:2021, có vẻ đang được đánh giá và xét duyệt lần cuối và sẽ sớm được phát hành, hỗ trợ thêm cho quy trình kiểm thử thực địa sơ bộ mới này.

Cập nhật thêm kiến thức về quản lý chất lượng qua tạp chí Quality Mastery: https://qualitymastery.v-proud.vn/

Tham khảo các giải pháp quản lý chất lượng tại website: v-proud.vn/sanpham và Doluongcongnghiep.vn

Source: Metrology.news.


Zalo

(84) 896 555 247